19006172

Đóng bảo hiểm 4 năm rút được bao nhiêu tiền

Giới thiệu:

Bảo hiểm xã hội một lần là một chế độ mà rất nhiều người lao động quan tâm đặc biệt trong tình hình kinh tế – xã hội vô cùng khó khăn như hiện nay. Người lao động trước khi rút thường muốn tính toán trước số tiền BHXH 1 lần mà bản thân sẽ lãnh được để tính toán chi tiêu hợp lý. Vì vậy, dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách tính BHXH 1 lần và ví dụ một số trường hợp cụ thể:



VIDEO: HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CÁCH TÍNH BHXH 1 LẦN GỒM TIỀN TRƯỢT GIÁ

Tư vấn bảo hiểm xã hội:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi, với trường hợp của bạn: Đóng bảo hiểm 4 năm rút được bao nhiêu tiền, Tổng đài tư vấn xin trả lời như sau:

Quy định về cách tính mức hưởng Bảo hiểm xã hội một lần:

Căn cứ Khoản 2 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về cách tính BHXH 1 lần như sau:

“Điều 60. Bảo hiểm xã hội một lần

2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;”

Theo quy định trên, mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính bằng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội nhân với số tháng được hưởng bảo hiểm xã hội. Theo đó, mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được áp dụng theo quy định tại Khoản 2 Điều 62 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:

“Điều 62. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần

2. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.”

Ngoài ra, khi tính mức lương bình quân làm căn cứ tính hưởng BHXH 1 lần thì sẽ được áp dụng hệ số trượt giá điều chỉnh theo từng năm. Cụ thể, trong 2023 thì hệ số trượt giá áp dụng theo Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH, cụ thể:

Bảng 1:

Năm

Trước 1995

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

Mức điều chỉnh

5,26

4,46

4,22

4,09

3,80

3,64

3,70

3,71

3,57

3,46

3,21

2,96

2,76

2,55

2,07

Năm

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

2021

2022

2023

Mức điều chỉnh

1,94

1,77

1,50

1,37

1,28

1,23

1,23

1,19

1,15

1,11

1,08

1,05

1,03

1,00

1,00

Như vậy, ta có công thức tính BHXH 1 lần như sau: BHXH 1 lần = Số tháng hưởng BHXH 1 lần * Mức bình quân tiền lương

Trong đó:

– Số tháng hưởng BHXH 1 lần = 1,5 x thời gian tham gia BHXH trước năm 2014) + (2 x thời gian tham gia BHXH từ năm 2014).

Lưu ý:Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm. Trường hợp tính đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2014 nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 trở đi để làm căn cứ tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần. (khoản 4 Điều 19 Thông tư 59/TT-BLĐTBXH)

– Mức bình quân tiền lương hưởng BHXH 1 lần = (Tổng mức tiền lương của các năm * hệ số trượt giá)/tổng số tháng đóng BHXH

Tình huống 01: Đóng bảo hiểm 4 năm rút được bao nhiêu tiền

Câu hỏi: Chào anh chị, em tham gia bảo hiểm xã hội và đóng được 4 năm, em có tìm hiểu trên mạng về cách tính tiền BHXH 1 lần nhưng xem không hiểu vì có trượt giá nữa mà em tính mãi không ra. Anh chị hướng dẫn giúp em cách tính cho trường hợp của em với ạ. Em xin cảm ơn ạ.

Từ tháng 2/2011-12/2011: mức lương đóng 2.809.000 đồng, từ tháng 1/2012-9/2012 mức đóng là 3.000.000 đồng, từ tháng 10/2012-12/2012 mức đóng 3.100.000 đồng, từ tháng 1/2013-12/2013 mức đóng là 3.560.000, từ tháng 1/2014-12/2014 mức đóng là 5.200.000 đồng, 1/2019 mức đóng là 5.400.000 đồng ạ.

Trả lời:

Như vậy, cách tính bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp của bạn sẽ thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 01: xác định hệ số trượt giá: năm 2023 đang được áp dụng theo Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH;

Bước 02: xác định số tháng hưởng BHXH 1 lần: Bạn có 2 năm 11 tháng đóng BHXH trước năm 2014 nên được tính hưởng là 1,5 * 2 tháng = 3 tháng mức bình quân tiền lương (lẻ 11 tháng chuyển giai đoạn sau 2014); và có 1 năm 1 tháng đóng BHXH sau năm 2014 + 11 tháng lẻ = 2 năm nên được tính là 2*2 = 4 tháng mức bình quân tiền lương. Tổng là 7 tháng mức bình quân tiền lương;

Bước 03: Tính mức bình quân tiền lương:

Năm 2011: bạn đóng từ tháng 2/2011 – 12/2011 là 11 tháng với mức lương là: 2.809.000 đồng;

= 11 tháng * 1,5 * 2.809.000 = 46.348.500

Năm 2012: bạn đóng từ tháng 1/2012 đến tháng 12/2012 là 12 tháng với 2 mức lương là 3.000.000 đồng và 3.100.000 đồng;

= 9 tháng * 1,37 * 3.000.000 + 3 tháng * 1,37 * 3.100.000 = 49.731.000

Năm 2013: bạn đóng từ tháng 1/2013 – 12/2013 là 12 tháng với mức lương là 3.560.000đồng;

= 12 tháng * 1,28 * 3.560.000 = 54.681.600

Năm 2014: bạn đóng từ tháng 1/2014 – 12/2014 là 12 tháng với mức lương là 5.200.000 đồng;

= 12 tháng * 1,23 * 5.200.000 = 76.752.000

Năm 2019: bạn đóng từ tháng 1/2019 – 1/2019 là 1 tháng với mức lương là 5.400.000 đồng;

= 1 tháng * 1,08 * 5.400.000 = 5.832.000

Như vậy, mức lương bình quân trong 4 năm (là 48 tháng) đóng BHXH của bạn là = (46.348.500 + 49.731.000 + 54.681.600 + 76.752.000 + 5.832.000 )/48 = 233.345.100/48 = 4.861.357 đồng

Bảo hiểm xã hội một lần của bạn = mức bình quân tiền lương * số tháng hưởng BHXH = 4.861.357*7 = 34.029.493 đồng.

Đóng bảo hiểm 4 năm

Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172

Tình huống 02: Đóng bảo hiểm 4 năm 1 tháng rút được bao nhiêu tiền

Câu hỏi: Tôi đóng BHXH được 4 năm 1 tháng với toàn bộ thời gian đóng là do người sử dụng lao động quyết định mức lương. Vậy không biết khi lãnh tiền BHXH 1 lần thì tôi được bao nhiêu tiền và thời điểm nào là tôi có thể đi lãnh được ạ? Xin cảm ơn.

Chi tiết quá trình đóng của tôi như sau: Năm 2017: 10-12: 4.013.000 đồng; Năm 2018: 1-12: 4.260.000 đồng; Năm 2019: 1-4: 4.473.000 đồng; 12: 4.500.000 đồng; Năm 2020: 1-12; 4.730.000 đồng; Năm 2021: 4.730.000 đồng; Năm 2022: 1-4: 4.730.000 đồng; 10: 5.008.000 đồng.

Trả lời:

Bước 01: xác định hệ số trượt giá: năm 2023 đang được áp dụng theo Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH;

Bước 02: xác định số tháng hưởng BHXH 1 lần: Bạn có tổng 4 năm 1 tháng đóng sau năm 2014 nên được tính tròn là 4.5 năm tính hưởng 9 tháng lương bình quân.

Bước 03: Tính mức bình quân tiền lương:

Năm 2017: bạn đóng từ tháng 10-12/2017 là 3 tháng với mức lương là: 4.013.000 đồng;

= 3 tháng * 1,15 * 4.013.000 = 13.844.850

Năm 2018: bạn đóng từ tháng 1 – 12/2018 là 12 tháng với mức lương là 4.260.000;

= 12 tháng * 1,11 * 4.260.000 = 56.743.200

Năm 2019: bạn đóng từ tháng 1 – 4/2019 là 4 tháng với mức lương là 4.730.000 đồng; 12/2019: 4.500.000

= 4 tháng * 1,08 * 4.730.000 + 4.500.000 * 1.08 = 25.293.600

Năm 2020: bạn đóng từ tháng 1/2020 – 12/2020 là 12 tháng với mức lương là 4.730.000 đồng;

= 12 tháng * 1,05 * 4.730.000 = 59.598.000

Năm 2021: bạn đóng từ tháng 1-12/2021 là 12 tháng với mức lương là 4.730.000 đồng;

= 12 tháng * 1,03 * 4.730.000 = 58.462.800

Năm 2022: bạn đóng từ 1-4/2022: 4.700.000 đồng; tháng 10/2022: 5.008.000 đồng;

= 4 tháng * 4.730.000 + 5.008.000 = 23.928.000

Như vậy, mức lương bình quân trong 4 năm 1 tháng (là 49 tháng) đóng BHXH của bạn là = 237.870.450/49 = 4.854.499 đồng

Bảo hiểm xã hội một lần của bạn = mức bình quân tiền lương * số tháng hưởng BHXH = 4.854.499 *9 = 43.690.816 đồng.

Tình huống 03: Đóng bảo hiểm 4 năm 8 tháng rút được bao nhiêu tiền

Câu hỏi: Tôi đóng BHXH được 4 năm 8 tháng từ năm 2010 cho đến năm 2022, mức lương thì thay đổi từ 1tr – 4tr. Tôi đã tìm hiểu cách tính nhưng phải nhân cả trượt giá nên cũng hơi khó tính. Mong anh chị hướng dẫn chi tiết giúp tôi, quá trình đóng như sau:

Năm 2010: từ tháng 8 -10: 1.282.000 đồng; Năm 2011: tháng 2: 1.450.000 đồng; Năm 2014: tháng 4-5: 2.568.000 đồng; tháng 12: 2.250.000 đồng; Năm 2015: tháng 1-2: 2.570.000 đồng; Năm 2017: 5-12/2017: 3.050.000 đồng; Năm 2018: 1-12: 3.244.500 đồng; Năm 2019: Tháng 1-3: 3.412.500 đồng; 4-12: 3.477.500 đồng; Năm 2020: tháng 12: 4.200.000 đồng; Năm 2021: 1-12: 4.200.000 đồng; Năm 2022: 1-2: 4.200.000 đồng;

Trả lời:

Bước 01: xác định hệ số trượt giá: năm 2023 đang được áp dụng theo Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH;

Bước 02: xác định số tháng hưởng BHXH 1 lần: Trước năm 2014 bạn đóng được 4 tháng lẻ nên được chuyển sau năm 2014. Sau năm 2014 bạn đóng được 52 tháng + 4 tháng lẻ = 56 tháng (tương đương 4 năm 8 tháng) được làm tròn thành 5 năm, tính hưởng 10 tháng lương bình quân.

Bước 03: Tính mức bình quân tiền lương:

Năm 2010: Bạn đóng từ 8-10/2010 là 3 tháng với mức lương: 1.282.000 đồng = 3 tháng * 1.77 * 1.282.000 đồng = 6.807.420 đồng

Năm 2011: Bạn đóng được 2/2011 là 1 tháng với mức lương là: 1.450.000 đồng = 1.450.000 * 1.5 = 2.175.000 đồng.

Năm 2014: bạn đóng được 3 tháng với 2 mức lương là: 2.568.000 đồng và 2.250.000 đồng = (2*2.568.000 + 2.250.000)*1.23 = 9.084.780 đồng;

Năm 2015: bạn đóng được 2 tháng với mức lương là: 2.570.000 đồng = 2 *2.570.000 * 1.23 = 6.322.200 đồng

Năm 2017: bạn đóng được 8 tháng với mức lương là: 3.050.000 đồng = 8 * 3.050.000 * 1.15 = 28.060.000 đồng

Năm 2018: bạn đóng được 12 tháng với mức lương là 3.244.500 đồng = 12 * 3.244.500 * 1.11 = 43.216.740 đồng

Năm 2019: bạn đóng được 12 tháng với 2 mức lương là: 3.412.500 đồng và 3.477.500 đồng = (3.412.500*3 + 3.477.500*9) * 1.08 = 44.867.800

Năm 2020: bạn đóng được 1 tháng với mức lương là 4.200.000 đồng = 4.200.000 đồng * 1.05 = 4.410.000 đồng

Năm 2021: bạn đóng được 12 tháng với mức lương là 4.200.000 đồng = 4.200.000 * 1.03 * 12 = 51.912.000 đồng

Năm 2022: bạn đóng được 2 tháng với mức lương là 4.200.000 đồng = 2 * 4.200.000 = 8.400.000 đồng.

Vậy, mức lương bình quân trong 4 năm 8 tháng đóng BHXH của bạn là = 205.245.940/56 = 3.665.106 đồng

Bảo hiểm xã hội một lần của bạn = mức bình quân tiền lương * số tháng hưởng BHXH = 3.665.106 *10 = 36.651.060 đồng.

Tình huống 04: Đóng bảo hiểm 4 năm 11 tháng rút được bao nhiêu tiền

Câu hỏi: Em tham gia và đóng BHXH được 4 năm 11 tháng, giờ em muốn lãnh BHXH 1 lần thì không biết là sẽ nhận được bao nhiêu tiền? Mong hướng dẫn em cách tính cụ thể. Xin cảm ơn anh chị.

Năm 2016: 8-11: 2.698.000 đồng; Năm 2017: 1: 4.076.000 đồng; 2-12: 4.088.000 đồng; Năm 2018: 1: 4.319.000 đồng; 2-12: 4.492.000 đồng; Năm 2019: 1-4: 4.818.000 đồng; 11-12: 3.478.000 đồng; năm 2020: 1-3: 3.671.000 đồng; 10-12: 4.283.000 đồng; Năm 2021: 1-9:4.283.000 đồng; 10-12: 4.283.000 đồng; 1-3/2022: 4.283.000 đồng;

Trả lời: 

Bước 01: xác định hệ số trượt giá: năm 2023 đang được áp dụng theo Thông tư 01/2023/TT-BLĐTBXH;

Bước 02: xác định số tháng hưởng BHXH 1 lần: Bạn có toàn bộ thời gian đóng BHXH sau năm 2014 là 4 năm 11 tháng nên làm tròn thành 5 năm tính hưởng 10 tháng lương bình quân.

Bước 03: Tính mức bình quân tiền lương:

Năm 2016 bạn đóng được 4 tháng với mức lương là: 2.698.000 đồng = 4 * 2.698.000 * 1.29 = 12.842.480 đồng.

Năm 2017: bạn đóng được 12 tháng với 2 mức lương là 4.076.000 đồng và 4.088.000 đồng: (4.076.000 + 4.088.000 *11) * 1.15 = 56.400.600

Năm 2018: bạn đóng được 12 tháng với 2 mức lương: 4.319.000 đồng và 4.492.000 đồng = (4.319.000 + 4/492.000 *11) * 1.11 = 59641410

Năm 2019: bạn đóng được 10 tháng với 3 mức lương là: 4.818.000 đồng, 3.651.900 đồng và 3.478.000 đồng = (4.818.000*4 + 3.651.900*4 + 3.478.000*2) * 1.08 = 44102448

Năm 2020: bạn đóng được 6 tháng với 2 mức lương là: 3.671.000 đồng và 4.283.000 đồng = (3.671.000*3 + 4.283.000*3) * 1.05 = 25.055.100

Năm 2021: bạn đóng được 12 tháng với  mức lương là: 4.283.000 đồng = (4.283.000*12* 1.03) = 52.937.880

Năm 2022: bạn đóng được 3 tháng với mức lương là: 4.283.000 đồng = 4.283.000 *3 = 12.849.000 

Mức lương bình quân: 263.828.918 đồng : 59 tháng = 4.471.677 đồng;

Nếu còn vướng mắc về: Đóng bảo hiểm 4 năm rút được bao nhiêu tiền; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được gặp các chuyên viên tư vấn.

luatannam