Đóng BHXH cho người lao động tại nơi đặt trụ sở hay cơ sở sản xuất kinh doanh
Đóng BHXH cho người lao động tại nơi đặt trụ sở hay cơ sở sản xuất kinh doanh? Trụ sở công ty tôi ở khu vực III nhưng cơ sở sản xuất kinh doanh đặt tại khu vực IV. Tôi có thể đóng BHXH cho công nhân tại khu vực IV được không?
- Xác định mức lương tối thiểu vùng để đóng BHXH khi không làm việc ở nơi có trụ sở công ty
- Mức đóng bảo hiểm theo quyết định 595/QĐ-BHXH
- Phân biệt mức lương tối thiểu vùng và mức lương cơ sở
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi Đóng BHXH cho người lao động tại nơi đặt trụ sở hay cơ sở sản xuất kinh doanh tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ Khoản 1 Điều 4 Nghị định 90/2020/NĐ-CP thì trường hợp đơn vị có các chi nhánh hoạt động tại các vùng khác nhau, mức lương của người lao động được xác định như sau:
“Điều 4. Nguyên tắc áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn
1. Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó. Trường hợp doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.”
Theo quy định trên thì doanh nghiệp hoạt động ở địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng ở khu vực đó. Doanh nghiệp có chi nhánh, đơn vị hoạt động ở địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu ở vùng mà chi nhánh, đơn vị đó đang hoạt động.
Bên cạnh đó, khoản 3 Điều 7 Quyết định 595/QĐ-BHXH được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Quyết định 888/QĐ-BHXH năm 2018 quy định:
“3. Đóng theo địa bàn
3.1. Đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của BHXH tỉnh.
3.2. Chi nhánh của doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn nào thì đóng BHXH tại địa bàn đó hoặc đóng tại Công ty mẹ.”
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vậy,
Trường hợp của bạn, công ty bạn phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tại cơ sở kinh doanh với mức lương tối thiểu vùng IV khi cơ sở này là một chi nhánh; còn nếu không phải là chi nhánh thì đơn vị bạn phải đóng bảo hiểm theo mức lương tối thiểu vùng III là nơi công ty đặt trụ sở chính.
Bên cạnh đó, nếu cơ sở sản xuất bạn nói đến là chi nhánh thì bạn có thể lựa chọn đóng BHXH tại cơ quan BHXH nơi công ty có trụ sở chính hoặc nơi đặt chi nhánh; còn nếu không bắt buộc phải đóng tại trụ sở chính.
Trên đây là bài viết về vấn đề Đóng BHXH cho người lao động tại nơi đặt trụ sở hay cơ sở sản xuất kinh doanh. Bạn vui lòng tham khảo thêm bài viết:
Các khoản phụ cấp nào được tính để đóng bảo hiểm xã hội?
Những điểm mới về mức lương tối thiểu vùng
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc về Đóng BHXH cho người lao động tại nơi đặt trụ sở hay cơ sở sản xuất kinh doanh; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Khi nào được nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần?
- Ủy quyền làm thủ tục và nhận tiền BHXH 1 lần cho vợ được không?
- Chế độ ốm đau cho người đóng BHXH dưới 15 năm như thế nào?
- Điều trị lác và tật khúc xạ cho đối tượng có thẻ BHYT mang mã 1
- Đủ tuổi nhưng chưa đủ thời gian đóng có được hưởng BHXH một lần không?