Phân biệt mức lương tối thiểu vùng và mức lương cơ sở
Tôi có thắc mắc mong được giải đáp giúp là tôi không hiểu mức lương tối thiểu chung, mức lương tối thiểu vùng và mức lương cơ sở khác nhau như thế nào và 3 loại này được đặt ra để làm gì?
Bài viết liên quan:
- Cách tính mức lương hưu khi tham gia bảo hiểm xã hội
- Cách tính bình quân mức lương đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu.
- Điều chỉnh tiền lương khi tham gia bảo hiểm xã hội
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Chào bạn,cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với câu hỏi của bạn Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:
Lương tối thiểu là tiền lương do chính phủ quy định. Người sử dụng lao động không được phép trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu quy định. Cần phải khẳng định Lương tối thiểu vùng và Lương tối thiểu chung là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Điều đó dẫn đến đối tượng điều chỉnh của chính sách cũng không giống nhau.
–Thứ nhất: Hiện nay đã không sử dụng thuật ngữ “Mức lương tối thiểu chung“được áp dụng trong các Nghị định trước đó.Theo Nghị định 66/2013/NĐ-CP thuật ngữ “Mức lương cơ sở” sẽ được thay thế cho “Mức lương tối thiểu chung” là 1.150.000 đồng/tháng, tăng 100.000 đồng/tháng và được áp dụng từ ngày 01/07/2013.
Theo quy định tại Nghị định 66/2013/NĐ-CP thì Đối tượng áp dụng của “Mức lương cơ sở” là : Cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động (sau đây gọi chung là người hưởng lương, phụ cấp) làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội và hội có tính chất đặc thù ở Trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện), ở xã, phường, thị trấn (cấp xã) và lực lượng vũ trang.
–Thứ hai: Theo quy định tại Nghị định 122/2015/NĐ-CP: Mức lương tối thiểu vùng quy định là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:
a) Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động chưa qua đào tạo làm công việc giản đơn nhất;
b) Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động đã qua học nghề quy định tại Khoản 2 Điều này.
Đối tượng áp dụng của Mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Nghị định 122/2015/NĐ-CP bao gồm:
“1. Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó. Trường hợp doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.
2. Doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế và khu công nghệ cao nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất.
3. Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.
Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172
4. Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại Mục 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.”
DANH MỤC ĐỊA BÀN ÁP DỤNG MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG TỪ NGÀY 01 THÁNG 01 NĂM 2016 được quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 122/2015/NĐ-CP.
Như vậy việc đặt ra quy định về mức lương tối thiểu vùng và mức lương cơ sở là căn cứ để tính thang lương áp dụng cho các đối tương khác nhau và hoạt động trên địa bàn khác nhau.
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Người lao động bị sa thải có được trả lương những ngày đã làm việc?
- Thời hạn NSDLĐ phải báo trước khi chấm dứt hợp đồng thời vụ
- Thời hạn báo trước khi người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ do khó khăn
- Quy định về quyền nghỉ việc của NLĐ trong thời gian thử việc
- Công ty có phải nhận lại người lao động khi rút đơn xin nghỉ việc?