Đóng BHXH cho người nước ngoài trong những trường hợp nào?
Xin chào tổng đài, em mới làm nhân sự bên một công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Công ty em có nhiều người lao động nước ngoài. Nhưng em chưa rõ những trường hợp nào phải đóng BHXH cho người nước ngoài, trường hợp nào không phải đóng? Mong tổng đài giúp em.
- Mức đóng BHXH, BHYT cho lao động nước ngoài năm 2021
- Giám đốc là người nước ngoài có phải đóng bảo hiểm không?
- Người lao động nước ngoài có phải đóng bảo hiểm xã hội ốm đau không?
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi Đóng BHXH cho người nước ngoài trong những trường hợp nào tới công ty Tổng đài tư vấn. Về vấn đề của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:
Căn cứ Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.
2. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều này không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định này khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
b) Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 187 của Bộ luật Lao động.
3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân được phép hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.”
Như vậy
Công ty phải đóng BHXH cho người nước ngoài khi họ có đủ các điều kiện sau:
+ Có chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề hoặc giấy phép lao động
+ Có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Lưu ý:
Trường hợp người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam do di chuyển trong doanh nghiệp giữ chức vụ là nhà quản lí, giám đốc, chuyên gia và nam đã đủ 60 tuổi; nữa đã đủ 55 tuổi thì không phải đóng BHXH.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết khác tại:
Người lao động nước ngoài hiện nay có được đóng BHXH vào quỹ ốm đau không?
Giám đốc công ty là người nước ngoài có tham gia BHXH?
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Hồ sơ hưởng thai sản của người mẹ nhờ mang thai hộ
- Không thông báo tìm kiếm việc làm trong 03 tháng liên tục
- Thời gian nghỉ không lương thì có được đóng bảo hiểm thai sản không?
- Chế độ tử tuất của người lao động đang hưởng lương hưu
- Có thai sau thời điểm nghỉ việc hẳn thì có được hưởng thai sản không