Đóng BHYT cho trẻ em cần điều trị ngay kể từ khi được sinh ra mà tử vong
Đóng BHYT cho trẻ em cần điều trị ngay kể từ khi được sinh ra mà tử vong. Cho tôi hỏi về vấn đề thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi chưa được cấp thẻ BHYT cần điều trị ngay như thế nào? Việc đóng BHYT cho đối tượng trẻ em cần điều trị ngay sau khi sinh mà tử vong được thực hiện như thế nào? Xin cảm ơn rất nhiều.
- Quyền lợi trẻ em dưới 6 tuổi chưa có thẻ BHYT đi khám, chữa bệnh
- Trẻ dưới 6 tuổi chưa có thẻ bảo hiểm có được khám chữa bệnh miễn phí?
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi Đóng BHYT cho trẻ em cần điều trị ngay kể từ khi được sinh ra mà tử vong của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, thanh toán chi phí BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi chưa được cấp thẻ
Căn cứ Khoản 2 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định:
“Điều 15. Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
2. Trẻ em dưới 6 tuổi đến khám bệnh, chữa bệnh chỉ phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế. Trường hợp trẻ chưa được cấp thẻ bảo hiểm y tế thì phải xuất trình bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh; trường hợp phải điều trị ngay sau khi sinh mà chưa có giấy chứng sinh thì thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để làm căn cứ thanh toán theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định này và chịu trách nhiệm về việc xác nhận này.”
Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì:
“Điều 27. Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh một số trường hợp
1. Thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trẻ em dưới 6 tuổi trong trường hợp chưa có thẻ bảo hiểm y tế: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tổng hợp danh sách trẻ em dưới 6 tuổi và chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo phạm vi được hưởng và mức hưởng gửi cơ quan bảo hiểm xã hội thanh toán theo quy định.
Cơ quan bảo hiểm xã hội căn cứ danh sách số trẻ em đã được khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển đến, có trách nhiệm kiểm tra, xác minh việc cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ; thực hiện thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Trường hợp trẻ em chưa được cấp thẻ thì thực hiện cấp thẻ theo quy định.”
Như vậy, theo quy định trên thì trường hợp trẻ phải điều trị ngay sau khi sinh mà chưa có giấy chứng sinh thì thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ của trẻ ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để làm căn cứ thanh toán BHYT, cụ thể như sau:
+) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tổng hợp danh sách trẻ em dưới 6 tuổi và chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo phạm vi được hưởng và mức hưởng gửi cơ quan bảo hiểm xã hội thanh toán;
+) Cơ quan bảo hiểm xã hội căn cứ danh sách số trẻ em đã được khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyển đến, có trách nhiệm kiểm tra, xác minh việc cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ; thực hiện thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Trường hợp trẻ em chưa được cấp thẻ thì thực hiện cấp thẻ theo quy định.
Thứ hai, đóng BHYT cho trẻ em cần điều trị ngay kể từ khi được sinh ra mà tử vong
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 30/2020/TT-BYT quy định:
“Điều 3. Đóng bảo hiểm y tế đối với trẻ sơ sinh cần điều trị ngay kể từ khi được sinh ra mà tử vong
Trường hợp trẻ sơ sinh cần điều trị ngay từ khi được sinh ra mà tử vong, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gửi văn bản thông báo kèm Bản tóm tắt hồ sơ bệnh án của trẻ đến cơ quan bảo hiểm xã hội nơi ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
để cơ quan bảo hiểm xã hội lập danh sách những trường hợp này gửi Sở Tài chính nơi người mẹ cư trú hoặc Sở Tài chính nơi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đặt trụ sở (đối với trường hợp trẻ sơ sinh không có người nhận hoặc bị bỏ rơi tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh) để Sở Tài chính chuyển kinh phí theo quy định tại khoản 5 Điều 15 của Luật bảo hiểm y tế.”
Như vậy, theo quy định trên thì nếu trẻ sơ sinh cần điều trị ngay từ khi được sinh ra mà tử vong, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gửi văn bản thông báo kèm Bản tóm tắt hồ sơ bệnh án của trẻ đến cơ quan BHXH nơi ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Cơ quan BHXH lập danh sách những trường hợp này gửi Sở Tài chính nơi người mẹ cư trú hoặc Sở Tài chính nơi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đặt trụ sở (đối với trường hợp trẻ sơ sinh không có người nhận hoặc bị bỏ rơi tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh) để Sở Tài chính chuyển kinh phí theo quy định.
Trên đây là bài viết về vấn đề Đóng BHYT cho trẻ em cần điều trị ngay kể từ khi được sinh ra mà tử vong. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Trẻ em dưới 6 tuổi có được chi trả BHYT khi phẫu thuật hở hàm ếch không?
Thanh toán chi phí khám chữa bệnh cho trẻ dưới 6 tuổi chưa có thẻ BHYT
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc về Đóng BHYT cho trẻ em cần điều trị ngay kể từ khi được sinh ra mà tử vong; vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Dưỡng sức 5 ngày sau khi sẩy thai có tính ngày nghỉ hằng tuần?
- Trách nhiệm bồi thường thêm khi tai nạn lao động tái phát
- Người về hưu theo diện tinh giản biên chế có được hưởng chế độ tử tuất không?
- Mức suy giảm sức khỏe theo quy định để nam 53 tuổi được về hưu sớm
- Có giấy tạm trú có được nhận bảo hiểm xã hội một lần không?