Đóng tiếp bảo hiểm xã hội để hưởng hưu trí ra sao?
Chú tôi sinh năm 1967 hiện cư ngụ tại quận 10, TPHCM. Do vấn đề sức khỏe nên ông xin thôi việc và đã tham gia bảo hiểm xã hội từ tháng 4/1995 đến tháng 11/2015 là 19 năm 2 tháng. Ông làm việc cho công ty dầu khí nên có giấy xác nhận thời gian làm công việc nặng nhọc là: 18 năm 2 tháng. Vậy cho tôi hỏi trường hợp của ông được về hưu chưa, nếu chưa thì đóng tiếp bảo hiểm xã hội để hưởng hưu trí ra sao? Phải tham gia tiếp bảo hiểm xã hội trong bao lâu nữa? Và tham gia ở đâu? Thủ tục như thế nào? Xin chân thành cám ơn!
- Mức thu nhập tháng tối đa và tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện
- Thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo luật mới
- Làm thế nào để lấy số sổ bảo hiểm xã hội ở công ty cũ sau khi nghỉ việc
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp của bạn: Đóng tiếp bảo hiểm xã hội để hưởng hưu trí ra sao, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Thứ nhất, về thời gian đóng tiếp bảo hiểm xã hội:
Căn cứ điểm c, khoản 1 Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện nghỉ hưu như sau:
“1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên”.
Tuổi nghỉ hưu được quy định mới nhất tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 169 Bộ luật lao động năm 2019 như sau:
“Điều 169. Tuổi nghỉ hưu
1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.
2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
3. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”
Theo quy định trên, điều kiện nghỉ hưu để hưởng lương năm 2021 là: đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên; nam đủ 55 tuổi 3 tháng và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Với trường hợp của chú bạn, sinh năm 1967 đến thời điểm hiện tại chú bạn mới hơn 54 tuổi, có 19 năm 2 tháng (trong đó có 18 năm 2 tháng làm công việc nặng nhọc).
Do vậy, chú bạn chưa đủ điều kiện để hưởng hưu trí theo quy định của hiện hành bởi còn thiếu 10 tháng đóng BHXH và chưa đủ tuổi về hưu.
Thứ hai, về thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
+) Hồ sơ:
Theo quy định tại Điều 24 Quyết định 595/QĐ- BHXH ngày 14 tháng 04 năm 2017 thành phần hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện gồm:
“Điều 24: Đăng ký, đăng ký lại, điều chỉnh đóng BHXH tự nguyện; cấp sổ BHXH
1. Thành phần hồ sơ:
1.1. Người tham gia: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
1.2. Đại lý thu/Cơ quan BHXH (đối với trường hợp người tham gia đăng ký trực tiếp tại cơ quan BHXH): Danh sách người tham gia BHXH tự nguyện (Mẫu D05-TS).
2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ”.
+) Nơi nộp hồ sơ:
Tại khoản 1, điểm 1.1, Điều 3 Quyết định 595/QĐ- BHXH ngày 14 tháng 04 năm 2017 quy định:
“1. Thu BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN
1.1. BHXH huyện
d) Thu tiền đóng BHXH tự nguyện; thu tiền đóng BHYT của người tham gia BHYT cư trú trên địa bàn huyện”.
Như vậy, về hồ sơ thì bạn chỉ cần chuẩn bị Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT theo mẫu TK1-TS và nộp cho cơ quan bảo hiểm huyện nơi bạn đang cư trú. Nếu bạn đã có sổ BHXH cũ thì bạn cần mang theo cả sổ cũ đi.
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Trên đây là bài viết về vấn đề Đóng tiếp bảo hiểm xã hội để hưởng hưu trí ra sao? Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết: Mức đóng và phương thức đóng BHXH tự nguyện theo Luật bảo hiểm xã hội mới nhất.
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì thắc mắc về đóng tiếp bảo hiểm xã hội để hưởng hưu trí, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Cách đăng ký SĐT để lấy mã OTP từ BHXH năm 2021 thế nào?
- Hưởng chế độ ốm đau khi nghỉ điều trị bệnh dài ngày theo quy định
- Con ốm thì cả bố và mẹ đều được hưởng chế độ ốm đau không?
- BHYT đủ 5 năm liên tục được hưởng mức quyền lợi như thế nào?
- Đóng BHXH được 4 tháng nghỉ việc có được hưởng chế độ thai sản không?