19006172

Dưỡng sức sau thai sản theo Luật bảo hiểm xã hội hiện hành

Dưỡng sức sau thai sản theo Luật bảo hiểm xã hội hiện hành

Dưỡng sức sau thai sản theo Luật bảo hiểm xã hội hiện hành. Mình nghỉ thai sản từ tháng 2/2020 với mức lương giáo viên thcs hệ số 3,34 với phụ cấp thâm niên hưởng là 15%, phụ cấp đứng lớp là 30%. Trong thời gian nghỉ thai sản tháng 5/2020 mình được tăng lương thường xuyên lên hệ số 3,65 và phụ cấp thâm niên hưởng là 16%. Tháng 7/2020 tăng lương tối thiểu lên 1.600.000 đồng.

Vậy xin nhờ tổng đài tư vấn cho mình xem chế độ thai sản của mình tính như thế nào, được bao nhiêu ạ? Mình tham gia công tác và bảo hiểm liên tục 15 năm rồi. Thời gian nghỉ trùng hè của mình có được giải quyết nghỉ bù hay không? Nghỉ bù thai sản trùng hè xong rồi thì mình có được dưỡng sức sau thai sản không?



Dưỡng sức sau thai sản theo Luật bảo hiểm

Dịch vụ tư vấn chế độ thai sản trực tuyến 24/7: 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi về Dưỡng sức sau thai sản theo Luật bảo hiểm của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, mức hưởng chế độ thai sản:

Căn cứ theo Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 nếu bạn đủ điều kiện đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước sinh thì bạn sẽ được hưởng chế độ thai. Mức hưởng cụ thể nhau sau:

Căn cứ điểm a và điểm b khoản 1 Điều 39 của Luật này quy định như sau:

“Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;”

Như vậy, mức hưởng cụ thể như sau: 

((3,34 X 1 490 000) + (3,34 X 1 490 000 X 15%)) X 6 = 5 723 090 X 6 =  34 338 540 đồng.

Về trợ cấp một lần sau sinh:

Từ tháng 7/2020 lương cơ sở sẽ tăng nhưng bạn vẫn sẽ được hưởng lương cơ sở theo mức lương cơ sở  cũ là 1.490.000 đồng vì bạn sinh con và nghỉ hưởng chế độ thai sản trước tháng 7/2020. Do đó, mức hưởng của bạn là 2 890 000 đồng.

Thứ hai, thời gian nghỉ thai sản trùng ngày hè có được nghỉ bù không:

Căn cứ mục 2 Công văn 1125/NGCBQLLD-CSNGCB quy định như sau:

“2. Theo khoản 7 Điều 6 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động, thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm.

3… Do đó trường hợp giáo viên nữ có thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè thì sẽ được cơ sở giáo dục bố trí thời gian nghỉ hằng năm theo quy định tại Điều 111 và Điều 112 Bộ Luật lao động hoặc thanh toán tiền nghỉ hằng năm (nếu do yêu cầu công tác, cơ sở giáo dục

không bố trí được thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên) theo quy định tại Điều 114 Bộ Luật Lao động. Mức chi hỗ trợ cho giáo viên trong trường hợp cơ sở giáo dục không bố trí được thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 141/2011/TT-BTC ngày 20/10/2011 của Bộ Tài chính.”

Như vậy, thời gian nghỉ hưởng thai sản của bạn bị trùng với ngày nghỉ hè thì bạn sẽ được hiệu trưởng bố trí lịch nghỉ hàng năm hoặc thanh toán tiền nghỉ hàng năm nếu hiệu trưởng không bố trí được lịch nghỉ theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, điều kiện nghỉ Dưỡng sức sau thai sản theo Luật bảo hiểm:

Căn cứ khoản 1 Điều 41 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về Dưỡng sức sau thai sản theo Luật bảo hiểm như sau:

“Điều 41. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản

1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.”

Theo đó, chế độ dưỡng sức sau thai sản chỉ áp dụng trong trường hợp trong 30 ngày đầu làm việc sau thời gian hưởng chế độ thai sản khi sinh con. Tuy nhiên, thời gian này vẫn đang trong kì nghỉ hè của bạn nên bạn sẽ không được hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh.

Nếu trong quá trình giải quyết còn có vấn đề gì thắc mắc về Dưỡng sức sau thai sản theo Luật bảo hiểm vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

-> Thủ tục hưởng chế độ thai sản khi sinh con hiện nay như thế nào?

 

 

 

luatannam