Giải quyết chế độ ốm đau khi nghỉ ốm từ cuối năm cũ sang đầu năm mới
Giải quyết chế độ ốm đau khi nghỉ ốm từ cuối năm cũ sang đầu năm mới? Tôi làm việc ở công ty đã được hơn 6 năm, ngày 16/5/2020 đến ngày 2/6/2020, tôi có xin nghỉ ốm và được hưởng chế độ ốm đau. Tuy nhiên, cuối năm 2020 tôi lại tiếp tục bị ốm và phải xin nghỉ để đi khám, điều trị. Đợt này tôi nghỉ từ 26/12 đến hết ngày 14/1/2021. Vậy, chế độ ốm đau của tôi sẽ được giải quyết như thế nào? Và tôi có thể nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau là 5 ngày ở lần ốm thứ 2 không?
- Cách tính mức hưởng chế độ ốm đau ngắn ngày
- Nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau có phải đóng Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội?
- Điều kiện hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau
Tư vấn chế độ ốm đau:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Đối với trường hợp nghỉ ốm từ cuối năm trước sang năm sau;Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Về vấn đề thời gian hưởng bảo hiểm chế độ ốm đau thì căn cứ tại Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 cụ thể là:
“1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm đối với người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và h khoản 1 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
a) Làm việc trong điều kiện bình thường thì được hưởng 30 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 40 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 60 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên;
b) Làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên thì được hưởng 40 ngày nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm; 50 ngày nếu đã đóng từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm; 70 ngày nếu đã đóng từ đủ 30 năm trở lên
2. Người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành thì được hưởng chế độ ốm đau như sau:
a) Tối đa 180 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần;
b) Hết thời hạn hưởng chế độ ốm đau quy định tại điểm a khoản này mà vẫn tiếp tục điều trị thì được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn nhưng thời gian hưởng tối đa bằng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
3. Thời gian hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 của Luật này căn cứ vào thời gian điều trị tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.”
Theo đó:
+ Xét trong năm 2020, bạn đã nghỉ việc 23 ngày: Từ ngày 16/5 đến 2/6 (18 ngày) và từ ngày 26/12 đến ngày 31/12 (5 ngày) trong đó có 1 ngày nghỉ tuần. Toàn bộ khoảng thời gian nghỉ việc này bạn sẽ được giải quyết hưởng chế độ ốm đau (trừ ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ tuần).
+ Xét trong năm 2021, bạn đã nghỉ việc để điều trị từ ngày 1/1/2021 đến 14/1/2021 tương ứng với 14 ngày, trong đó có 1 ngày nghỉ tết dương lịch và 2 ngày nghỉ hàng tuần nên thời gian giải quyết ốm đau của bạn là 11 ngày.
Như vậy, đợt nghỉ ốm thứ 2 của bạn bao gồm cả khoảng thời gian cuối năm 2020 và đầu năm 2021sẽ được giải quyết chế độ ốm đau cho 15 ngày trong đó 4 ngày nghỉ việc tính cho năm 2020 và 11 ngày nghỉ việc tính cho năm 2021.
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Về chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau:
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định:
“1. Người lao động đã hưởng chế độ ốm đau từ đủ 30 ngày trở lên trong năm, kể cả người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe theo quy định tại Điều 29 của Luật bảo hiểm xã hội.“.
Theo quy định trên người lao động đã hưởng chế độ ốm đau từ 30 ngày trở lên trong năm mà trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau. Do đó, bạn nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau trong năm 2021 mới chỉ 11 ngày nên không được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau.
Trên đây là giải đáp về vấn đề giải quyết chế độ ốm đau khi nghỉ ốm từ cuối năm sang đầu năm mới. Bên cạnh đó bạn có thể tham khảo về hồ sơ hưởng tại bài viết:
Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau theo pháp luật hiện hành
Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau một năm là bao nhiêu?
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về nghỉ ốm từ cuối năm trước sang năm sau; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Có thể nộp hồ sơ hưởng TCTN khi vừa nghỉ việc chưa nhận sổ BHXH?
- Nghỉ việc trước khi sinh có ảnh hưởng gì đến chế độ thai sản không
- Thời gian điều trị tai nạn giao thông có phải đóng BHYT?
- Điều kiện về độ tuổi để được tham gia BHXH tự nguyện
- Điền giấy giới thiệu đề nghị giám định bệnh nghề nghiệp như thế nào?