Giám định lại sức khỏe do thương tích tai nạn lao động tái phát như thế nào?
Thương tích trước đây của mình do tai nạn lao động nay lại tái phát. Tôi muốn đi giám định lại sức khỏe thì làm như thế nào ạ? Xin cám ơn!
- Ai là người chuẩn bị hồ sơ giám định để giải quyết chế độ tai nạn lao động?
- Đối tượng nào chi trả chi phí giám định tai nạn lao động?
- Điều trị thương tật tái phát do tai nạn lao động có được hưởng ốm đau hay không?
Tư vấn chế độ tai nạn lao động:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với vấn đề giám định lại sức khỏe do thương tích tai nạn lao động tái phát như thế nào; Chúng tôi xin tư vấn như sau:
Căn cứ theo Quyết định 2285/QĐ-BHYT năm 2023 quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực giám định y khoa như sau:
1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Người lao động có trách nhiệm lập, hoàn chỉnh hồ sơ khám giám định và gửi đến Hội đồng Giám định y khoa (căn cứ khoản 1, Điều 11 Thông tư số 56/2017/TT-BYT)
Bước 2: Căn cứ hồ sơ của đối tượng giám định, Cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa có trách nhiệm xem xét và tổ chức khám giám định theo đúng thời gian quy định của pháp luật. Hội đồng giám định y khoa trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm tổ chức khám giám định và ban hành biên bản giám định y khoa. Trường hợp quá thời gian trên chưa ban hành biên bản phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do (căn cứ khoản 2, Điều 11, Thông tư số 01/2023/TT-BYT/căn cứ điểm d khoản 2 Điều 39 và khoản 3, Điều 166 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP).
2. Cách thức thực hiện:
– Nộp trực tiếp;
– Nộp qua đường bưu chính công ích;
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
1. Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư số 18/2022/TT-BYT;
2. Bản chính hoặc bản sao hợp lệ: Biên bản Giám định y khoa lần gần nhất kèm theo các Giấy chứng nhận thương tích ghi nhận các tổn thương được giám định trong Biên bản đó. Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều 12 Thông tư số 56/2017/TT-BYT : Bản chính biên bản giám định y khoa lần gần nhất, trong đó phải ghi rõ kết luận về thời hạn đề nghị giám định lại;.
3. Bản chính hoặc bản sao hợp lệ Tóm tắt hồ sơ bệnh án theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 kèm theo Thông tư số 18/2022/TT-BYT hoặc Giấy ra viện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Thông tư số 18/2022/TT-BYT ghi rõ tổn thương tái phát. Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động: Trong bản tóm tắt hồ sơ bệnh án điều trị phải ghi rõ bệnh nghề nghiệp không có khả năng điều trị ổn định.
4. Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu còn hiệu lực. Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định.
Số lượng hồ sơ : 01 Bộ
4. Thời hạn giải quyết:
60 ngày;
5. Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính:
Hội đồng Giám định Y khoa cấp tỉnh và cấp trung ương
6. Kết quả thực hiện:
Biên bản khám giám định y khoa
7. Phí/lệ phí:
Phí: (Căn cứ Thông tư 243/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy giám định y khoa)
8. Căn cứ pháp lý:
– Luật 84/2015/QH13 ngày 25 tháng 06 năm 2015 Luật vệ sinh an toàn lao động.
– Luật 58/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014 Luật Bảo hiểm xã hội.
– Nghị định số 131/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.
– Thông tư 18/2022/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế.
– Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế.
– Thông tư 243/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy giám định y khoa.
– Thông tư số 01/2023/TT-BYT ngày 01 tháng 02 năm 2023 của Bộ Y tế quy định chi tiết về hoạt động và mối quan hệ công tác của Hội đồng Giám định y khoa các cấp.
Tư vấn chế độ tai nạn lao động trực tuyến 24/7: 1900 6172
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
Phụ lục 2: Mẫu giấy đề nghị khám giám định
Phụ lục 3: Mẫu giấy ra viện
Phụ lục 4: Mẫu bản tóm tắt hồ sơ bệnh án
PHỤ LỤC 2
MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ KHÁM GIÁM ĐỊNH
(Kèm theo Thông tư số 18/2022/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
________________
…………., ngày ……. tháng ….. năm …….
GIẤY ĐỀ NGHỊ KHÁM GIÁM ĐỊNH
Kính gửi: ……………………………………….
Tên tôi là …………………………………………… Sinh ngày ……. tháng ……. năm ……
Chỗ ở hiện tại: …………………………………………….………………………………………
CCCD/CMND/Hộ chiếu số: …………………Ngày cấp: …………………Nơi cấp: …………
Số sổ BHXH/Mã số BHXH: ……………………………………1 ………………………………
Nghề/công việc: ………………………………………………………2…………………………
Điện thoại liên hệ: ………………………………………………………………………………..
Đề nghị được giám định mức độ suy giảm khả năng lao động:
Đề nghị giám định: ………………………………………………3 ……………..………………
Loại hình giám định: ……………………………..………………4……………………..……….
Nội dung giám định: ………………………………………………5 …………………………….
Đang hưởng chế độ: ……………………………………………..6………………………………
Xác nhận của UBND hoặc Công an cấp xã10 |
Người viết giấy đề nghị |
HƯỚNG DẪN GHI GIẤY ĐỀ NGHỊ KHÁM GIÁM ĐỊNH
1 Ghi số sổ bảo hiểm xã hội hoặc mã số bảo hiểm xã hội. Việc ghi mã số bảo hiểm xã hội chỉ áp dụng khi cơ quan bảo hiểm xã hội chính thức có thông báo về việc sử dụng mã số bảo hiểm xã hội thay cho số sổ bảo hiểm xã hội.
2 Ghi rõ hiện có đang làm việc trong môi trường có yếu tố gây bệnh nghề nghiệp được đề nghị khám hay không.
Trường hợp là thân nhân của người lao động đề nghị khám giám định để hưởng trợ cấp tuất hằng tháng thì không cần khai nội dung nghề/công việc.
3 Ghi rõ một trong các hình thức khám giám định sau: lần đầu/tái phát/ lại/ tổng hợp/phúc quyết.
4 Ghi rõ một trong các nội dung khám giám định sau: tai nạn lao động/bệnh nghề nghiệp/hưu trí/tuất/hưởng bảo hiểm xã hội một lần/hưởng chế độ thai sản.
5 Ghi rõ tên thương tật, bệnh tật đề nghị khám giám định theo các giấy tờ khám, điều trị thương tật, bệnh tật.
6 Ghi rõ chế độ đang hưởng và tỷ lệ tổn thương cơ thể của lần khám giám định gần nhất (nếu có). Đối với giám định tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp ghi rõ tổn thương cơ thể (nếu có) kể cả tỷ lệ tổn thương cơ thể đó chưa đủ để hưởng chế độ.
7 Chỉ áp dụng đối với trường hợp thân nhân của người lao động là người chịu trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị giám định.
PHỤ LỤC 4
MẪU BẢN TÓM TẮT HỒ SƠ BỆNH ÁN
(Kèm theo Thông tư số 18/2022/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
……………………..
BV: ……………….. Khoa:…………….. |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
MS: 01/BV-01
Số lưu trữ:……….. Mã Y tế ……/……/……../……… |
TÓM TẮT HỒ SƠ BỆNH ÁN
Điều trị nội trú |
□ |
Điều trị nội trú ban ngày |
□ |
Điều trị ngoại trú |
□ |
(đánh dấu “X” hình thức điều trị nội trú/ nội trú ban ngày/ ngoại trú vào ô tương ứng)
1. Họ và tên (In hoa): ………………………………………..2. Năm sinh:………………….
3. Giới: Nam □ Nữ □ 4.Dân tộc: ………………………………………………
5. Mã số BHXH/Thẻ BHYT số: ……………………………………………………
6. Nghề nghiệp: ………………………………………………………………………………
7. Cơ quan/Đơn vị công tác: …………………………………………………………………
8. Địa chỉ: Số nhà ……………Thôn, tổ ……………Xã, phường, thị trấn………………………… Huyện (Quận): ………………………… Tỉnh, thành phố ………………………………………
9. Vào viện ngày ……./………/20……..: Ra viện ngày ………/…………/20……;
10. Chẩn đoán lúc vào viện: …………………………………………………………………
11. Chẩn đoán lúc ra viện: ……………………………………………………………………
12. Tóm tắt bệnh án: ……………………………………………………………………………
HƯỚNG DẪN TÓM TẮT HỒ SƠ BỆNH ÁN
1. Việc ghi tóm tắt hồ sơ bệnh án phải bảo đảm tính thống nhất với hồ sơ bệnh án của người bệnh.
2. Trường hợp người mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc trẻ em dưới 16 tuổi phải ghi đầy đủ họ, tên của cha, mẹ hoặc người giám hộ của người bệnh tại phần ghi chú.
3. Trường hợp con chết sau khi sinh thì ghi ngày/tháng/năm sinh của con và ngày/tháng/năm con chết, số con bị chết tại phần tình trạng người bệnh ra viện.
4. Phần Mã số BHXH/Thẻ BHYT: Ghi số sổ bảo hiểm xã hội hoặc mã số bảo hiểm xã hội. Việc ghi mã số bảo hiểm xã hội chỉ áp dụng khi cơ quan bảo hiểm xã hội chính thức có thông báo về việc sử dụng mã số bảo hiểm xã hội thay cho số sổ bảo hiểm xã hội.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
- Chế độ trợ cấp hàng tháng cho người tai nạn lao động
- Hồ sơ và thời điểm giám định suy giảm khả năng cho người bị tai nạn lao động
Nếu có vấn đề gì vướng mắc thì bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Một số vấn đề cần biết về tiền tuất 1 lần khi chưa về hưu
- Hồ sơ hưởng TCTN khi có thời gian làm việc theo đối tượng công chức
- Công ty có phải bồi thường cho NLĐ khi xảy ra tai nạn do lỗi của họ
- Hồ sơ đăng ký tham gia đóng BHXH cho NLĐ gồm những giấy tờ gì?
- Cần đóng tối thiểu bao nhiêu tháng BHXH để được hưởng chế độ thai sản?