Hồ sơ điều chỉnh mã quyền lợi thẻ BHYT từ DN4 sang DN2
Tôi có thẻ BHYT diện người lao động, bây giờ tôi muốn điều chỉnh quyền lợi từ DN4 sang DN2 vì tôi thuộc đối tượng cựu chiến binh thì cần những giấy tờ gì? Khi đã được điều chỉnh quyền lợi mà tôi đi khám trái tuyến trung ương thì mức hưởng như thế nào?
Dịch vụ tư vấn bảo hiểm y tế qua tổng đài 19006172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, hồ sơ điều chỉnh mã quyền lợi thẻ BHYT từ DN4 sang DN2
Căn cứ vào Khoản 85 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH sửa đổi, bổ sung Mục I Phụ lục 3 Quyết định 595/QĐ-BHXH về chuyển đổi mã quyền lợi trên thẻ bảo hiểm y tế như sau:
“2.1 Cựu chiến binh giai đoạn trước 30/4/1975
a) Quyết định phục viên hoặc xuất ngũ hoặc chuyển ngành.
b) Quyết định được hưởng trợ cấp theo Quyết định số 290/2005/QĐ-TTg;
c) Quyết định được hưởng trợ cấp theo QĐ 188/2007/QĐ-TTg;…
2.2. Cựu chiến binh giai đoạn từ 30/4/1975 đến trước thời kỳ xây dựng và bảo vệ tổ quốc
aa) Quyết định phục viên hoặc xuất ngũ hoặc chuyển ngành ghi rõ thời gian, địa điểm nơi trực tiếp chiến đấu, trực tiếp phục vụ chiến đấu theo quy định tại Quyết định 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ. )…..
b) Giấy chứng nhận tham gia thanh niên xung phong của cơ quan có thẩm quyền cấp trước khi thanh niên xung phong trở về địa phương …”
2.3 Cựu chiến binh không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng BHYT mà tham gia BHYT theo đối tượng khác có mức hưởng BHYT thấp hơn mức hưởng BHYT của đối tượng cựu chiến binh thì đối tượng đó được đổi quyền lợi theo nhóm đối tượng cựu chiến binh.
“a) Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS);
b) Giấy tờ chứng minh (theo điểm 2.1, 2.2 nêu trên)
c) Cơ quan BHXH căn cứ hồ sơ, dữ liệu của sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp tại ngũ được cơ quan quân đội giải quyết hưu, để cấp thẻ theo quyền lợi của đối tượng cựu chiến binh.”
Như vậy, bạn phải làm thủ tục thay đổi mã quyền lợi BHYT với các giấy tờ sau:
+) Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS, 01 bản/người);
+) Bạn cần có các giấy tờ để chứng minh thuộc đối tượng CCB cụ thể theo quy định trên.
Thứ hai, mức hưởng BHYT đối tượng cựu chiến binh đi KCB trái tuyến
Căn cứ Điều 2 Quyết định 1351/QĐ-BHXH về cấu trúc mã thẻ bảo hiểm y tế:
2. Ký tự tiếp theo (ô thứ 2): được ký hiệu bằng số (theo số thứ tự từ 1 đến 5) là mức hưởng BHYT. Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT thì mức hưởng BHYT ghi trên thẻ BHYT là mức hưởng của đối tượng có quyền lợi cao nhất.
b) Ký hiệu bằng số 2: Được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí KCB thuộc phạm vi chi trả BHYT (có giới hạn tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế); chi phí vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật, bao gồm các đối tượng hưởng có ký hiệu là: CK, CB, KC, HN, DT, DK, XD, BT, TS.”
Đồng thời, căn cứ theo quy định Khoản 3 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2014 như sau:
“3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:
a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;
c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.
Như vậy, khi bạn đi khám chữa bệnh trái tuyến trung ương thì bạn sẽ được hưởng 40% chi phí điều trị nội trú.
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn; giải đáp trực tiếp.
Thẻ BHYT mã DN4 và mã DN2 có sự khác nhau về quyền lợi không?
Chuyển đổi mã quyền lợi bảo hiểm y tế như thế nào?
- Chi trả chi phí y tế khi bị tai nạn lao động do lỗi của người lao động
- Đóng BHXH bắt buộc gần 15 năm thì thân nhân có thể nhận tuất hàng tháng không?
- Trường hợp nào được hưởng chế độ thai sản khi nhận con nuôi?
- Cách điền mẫu 01B-HSB để giải quyết chế độ cho lao động nữ sinh con
- Thẻ BHYT bị sai tháng sinh thì phải làm thế nào để được đổi lại?