Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc
Công ty mình có người bị bệnh nghề nghiệp. Khi trở lại làm việc công ty muốn chuyển người này sang làm ở bộ phận khác nhẹ nhàng hơn và người này cũng đồng ý. Mình nghe nói khi đó công ty sẽ được bảo hiểm hỗ trợ 1 khoản tiền để đào tạo nghề cho người lao động này đúng không? Không biết mức hỗ trợ này có nhiều hay không? Xin cảm ơn tổng đài!
- Điều trị bệnh nghề nghiệp có được công ty trả phần chi phí ngoài phạm vi BHYT không?
- Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp
- Hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp với người đã thay đổi công việc
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Vấn đề của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:
Thứ nhất, về hỗ trợ chuyển đổi nghề đối với người bị bệnh nghề nghiệp
Căn cứ quy định tại Điều 12 Nghị định 88/2020/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 12. Điều kiện hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc
Người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề để chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động theo quy định tại Điều 55 Luật An toàn, vệ sinh lao động khi người lao động có đủ các điều kiện sau đây:
1. Suy giảm khả năng lao động do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 31% trở lên;
2. Được người sử dụng lao động sắp xếp công việc mới thuộc quyền quản lý phù hợp với sức khỏe, nguyện vọng của người lao động nhưng công việc đó cần phải đào tạo nghề để chuyển đổi;
3. Đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật tại thời điểm bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.”
Như vậy, người bị bệnh nghề nghiệp được hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề để chuyển đổi công việc khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Suy giảm khả năng lao động do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 31% trở lên;
– Được người sử dụng lao động sắp xếp công việc mới thuộc quyền quản lý phù hợp với sức khỏe, nguyện vọng của người lao động nhưng công việc đó cần phải đào tạo nghề để chuyển đổi;
– Đang tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật tại thời điểm bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Bạn vui lòng đối chiếu quy định nêu trên để xác định trường hợp người lao động công ty bạn có được hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề để chuyển đổi công việc hay không.
Thứ hai, mức hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp
Căn cứ Điều 13 Nghị định 88/2020/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 13. Mức và thẩm quyền quyết định hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp
1. Học phí quy định tại khoản 2 Điều 55 của Luật An toàn, vệ sinh lao động được tính trên cơ sở giá dịch vụ đào tạo nghề theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định hỗ trợ cho từng đối tượng như sau:
a) Mức hỗ trợ tối đa là 50% mức học phí, nhưng không quá 15 lần mức lương cơ sở;
b) Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là hai lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ một lần.”
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Dẫn chiếu quy định tại Khoản 2 Điều 5 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 quy định như sau:
“Điều 55. Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc
2. Mức hỗ trợ không quá 50% mức học phí và không quá mười lăm lần mức lương cơ sở; số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi người lao động là hai lần và trong 01 năm chỉ được nhận hỗ trợ một lần”.
Theo đó, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định cụ thể mức hỗ trợ cho từng đối tượng nhưng không quá 50% mức học phí và không quá 15 lần mức lương cơ sở, tương đương 15 x 1.490.000 đồng = 22.350.000 đồng. Học phí này được tính trên cơ sở giá dịch vụ đào tạo nghề theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Lưu ý: Mức hỗ trợ chuyển đổi nghề dành cho người lao động mà không phải của người sử dụng lao động.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Điều kiện và mức hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp năm 2021
Hồ sơ giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp năm 2021
Nếu còn vướng mắc về vấn đề Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người bị bệnh nghề nghiệp khi trở lại làm việc; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.