Điều trị bệnh nghề nghiệp có được công ty trả phần chi phí ngoài phạm vi BHYT không?
Tôi là công nhân nhà máy may mặc và được công ty đóng bảo hiểm y tế. Tôi bị bệnh nghề nghiệp phải nằm viện điều trị. Tôi nghe nói, những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả sẽ do công ty tôi chi trả. Vậy, cho tôi hỏi thông tin của tôi có đúng không và được quy định ở đâu? Tôi xin cảm ơn!
Bài viết liên quan:
- Trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Thời điểm hưởng trợ cấp đối với chế độ tai nạn lao động
- Thủ tục hưởng chế độ tai nạn lao động
Tư vấn hợp đồng lao động:
Với trường hợp của bạn Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ Điều 143 Bộ Luật lao động 2012 về bệnh nghề nghiệp:
“1. Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động.
Danh mục các loại bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành sau khi lấy ý kiến của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và tổ chức đại diện người sử dụng lao động.
2. Người bị bệnh nghề nghiệp phải được điều trị chu đáo, khám sức khỏe định kỳ, có hồ sơ sức khỏe riêng biệt“.
Căn cứ Điều 144 Bộ Luật lao động 2012 về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
“1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.
2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.
3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này”.
Bên cạnh đó tại Điều 5 Nghị định 44/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động cũng quy định rõ trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:
1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động trong hợp đồng lao động với người sử dụng lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì người sử dụng lao động và tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết các chế độ cho người lao động theo quy định của pháp luật. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động bị tai nạn lao động hoặc được xác định bị bệnh nghề nghiệp, người sử dụng lao động có trách nhiệm thông báo bằng văn bản tình trạng sức khoẻ của người lao động cho những người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại biết.
2. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động theo hợp đồng lao động với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc cho người lao động, người sử dụng lao động đó có trách nhiệm:
a) Thanh toán chi phí từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 144 của Bộ luật lao động;
b) Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị;
c) Bồi thường hoặc trợ cấp cho người lao động theo quy định tại Khoản 3 hoặc Khoản 4 Điều 145 của Bộ luật lao động;
d) Thông báo bằng văn bản cho những người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại biết về tình trạng sức khoẻ của người lao động.
3. Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời gian điều trị, trừ trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 38 của Bộ luật lao động.
Khi sức khoẻ của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động hoặc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động hoặc chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết theo quy định của pháp luật.
Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vậy, công ty bạn sẽ phải có trách nhiệm thanh toán những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định. Ngoài ra, nếu bạn bị bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của bạn thì bạn sẽ được công ty bồi thường theo quy định tại Điều 145 Bộ Luật lao động 2012.
Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề gì thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Chuyển người lao động làm việc khác trong thời gian có dịch Covid-19
- Người bị kỷ luật buộc thôi việc có được trả sổ bảo hiểm xã hội không?
- Thông báo bằng văn bản đến cơ quan Nhà nước khi thay đổi cơ cấu, công nghệ
- Tính tiền lương làm ca đêm bao gồm thời gian làm ca và làm thêm của NLĐ
- Có được đơn phương chấm dứt HĐLĐ thời vụ 6 tháng với NLĐ bị tai nạn?