Hoàn trả tiền đóng bảo hiểm xã hội khi có khoảng thời gian đóng trùng?
Tôi có đóng tự nguyện từ tháng 7 đến tháng 12/2017 đóng tại Hưng Yên và đóng hết số tiền 6 tháng từ tháng 7/2017. Đồng thời tôi có đóng bắt buộc từ tháng 10/2017 đến tháng 2/2018 đóng tại Hà Nội ( tháng 10/2017 tôi bắt đầu có quyết định đi làm ở công ty phân lân và được tham gia bảo hiểm bắt buộc tại đây) Đến tháng 3/2018, tôi nghỉ việc để chuyển sang công ty khác. Nhưng khi đi chốt sổ thì gặp phải vấn đề sau. Bảo hiểm tự nguyện họ chốt đến tháng 12/2017 là 7 tháng đóng tự nguyện.
Bên công ty phân lân họ đóng cho tôi từ tháng 10/2017 nên giờ đang đóng trùng tháng 10/2017 đến 12/2017 là 3 tháng. Giờ tôi muốn thoái thu tự nguyện 3 tháng bảo hiểm bắt buộc có được không. Giờ không chốt được sổ ở quê cũng không chốt được sổ ở đây do có thời gian đóng trùng. Tôi có hỏi bảo hiểm ở Hà Nội họ nói thoái thu tự nguyện, không ai hoàn trả tiền đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thời gian đóng trùng cả. Bảo hiểm Hưng Yên thì bảo ngược lại. Giờ tôi chưa biết giải quyết thế nào.
- Có được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện khi đã tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
- Hoàn trả tiền đóng BHXH tự nguyện khi đóng BHXH bắt buộc?
- Các vấn đề liên quan đến tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014
VIDEO: HƯỚNG DẪN GIẢM TRÙNG THỜI GIAN ĐÓNG BHXH
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Với trường hợp hoàn trả tiền đóng bảo hiểm xã hội có thời gian đóng trùng. Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:
Thứ nhất, căn cứ theo Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;”
Như vậy, nếu bạn đi làm việc tại doanh nghiệp từ tháng 10/2017 đến tháng 2/2018 thì thời gian này, bạn phải tham gia theo chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc. Thời gian này bạn không được hoàn trả số tiền đóng bảo hiểm bắt buộc.
Tuy nhiên, căn cứ tại Khoản 4 Điều 10 Quyết định 595/QĐ- BHXH quy định:
“Điều 10. Mức đóng theo quy định tại Điều 87 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
6. Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện đã đóng theo phương thức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần hoặc đóng một lần cho nhiều năm về sau theo quy định tại các Điểm 1.2, 1.3, 1.4 và 1.5 Khoản 1 Điều 9 Quyết định này mà trong thời gian đó thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ được hoàn trả một phần số tiền đã đóng trước đó:
6.1. Dừng tham gia BHXH tự nguyện và chuyển sang tham gia BHXH bắt buộc;“
Như vậy, bạn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo phương thức đóng 6 tháng mà trong thời gian đó thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc nên sẽ được hoàn trả một phần số tiền đã đóng trước đó.
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Thứ hai, Căn cứ Điều 26 Quyết định 505/QĐ-BHXH và mẫu Phiếu giao nhận hồ sơ 606a thì hồ sơ gồm những giấy tờ sau:
“Người tham gia:
1 Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS, 01 bản/người)
2 Sổ BHXH đối với người tham gia BHXH tự nguyện, người có thời gian đóng BHXH, BHTN trùng nhau nộp tất cả các sổ BHXH.
3 Văn bản chứng thực hoặc bản kèm theo bản chính Giấy chứng tử đối với trường hợp chết
II Đơn vị:
1 Báo cáo tình hình lao động và Danh sách tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-LT) (trường hợp có thời gian đóng BHXH, BHTN trùng nhau)
2 Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh BHXH, BHYT (mẫu TK3-TS) (trường hợp đơn vị giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật hoặc di chuyển nơi đăng ký tham gia đã đóng thừa tiền)
3 Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS) (nếu có)”
Như vậy, để báo giảm trùng bảo hiểm xã hội thì người tham gia và đơn vị đứng ra làm thủ tục kê khai cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
– Đối với người tham gia:
+) Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS, 01 bản/người)
+) Sổ BHXH
– Đối với đơn vị đồng ý đứng ra làm thủ tục kê khai:
+) Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (mẫu D02-LT) (trường hợp có thời gian đóng BHXH, BHTN trùng nhau)
+) Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS) (nếu có)
Sau khi được hoàn trả tiền đóng tự nguyện, thời gian đóng trùng không còn nữa thì bạn có thể yêu cầu công ty chốt sổ bảo hiểm xã hội cho bạn.
Trên đây là giải đáp về hoàn trả tiền đóng bảo hiểm xã hội. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:
Thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động năm 2017?
Hồ sơ chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động mới nhất
Mọi thắc mắc về hoàn trả tiền đóng bảo hiểm xã hội. Bạn liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp giải đáp.
- Nghỉ chế độ dưỡng sức sau ốm đau có tính thứ bảy và chủ nhật hay không?
- NLĐ bị ốm trong thời gian nghỉ việc riêng có được hưởng chế độ ốm đau không?
- NLĐ nghỉ việc trái luật sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp?
- Cách tính tiền BHXH một lần được nhận trong năm 2021
- Cách tính mức hưởng thai sản khi sinh con năm 2021