19006172

Quy định hiện hành về thủ tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Quy định hiện hành về thủ tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Tôi muốn hỏi về thủ tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Mức đóng tôi có được lựa chọn không hay là phải đóng với mức lương của công ty cũ liền kề mà tôi vừa mới nghỉ việc vậy ạ? Sau này tôi phải đáp ứng điều kiện gì mới được nhận tiền 1 lần? Cách tính mức hưởng BHXH 1 lần khi tham gia BHXH tự nguyện như thế nào?


Thủ tục đóng bảo hiểm xã hội

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về thủ tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:

Thứ nhất, về thủ tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện:

Căn cứ theo Điều 24 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định như sau:

Điều 24. Đăng ký, đăng ký lại, điều chỉnh đóng BHXH tự nguyện; cấp sổ BHXH

1. Thành phần hồ sơ:

1.1. Người tham gia: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

1.2. Đại lý thu/Cơ quan BHXH (đối với trường hợp người tham gia đăng ký trực tiếp tại cơ quan BHXH): Danh sách người tham gia BHXH tự nguyện (Mẫu D05-TS).

2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

Như vậy, để đăng ký BHXH tự nguyện bạn cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm:

+) Tờ khai tham gia BHXH (Mẫu TK1-TS);

+) Xuất trình CMND/CCCD và sổ hộ khẩu/giấy tờ tạm trú.

Về địa điểm nộp hồ sơ: nộp tại cơ quan BHXH cấp huyện nơi thường trú hoặc tạm trú. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan bảo hiểm sẽ cấp sổ BHXH tự nguyện cho bạn.

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau: Người nước ngoài có thể đóng BHXH tự nguyện không?

Thứ hai, về mức đóng BHXH tự nguyện

Căn cứ Khoản 1 Điều 87 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:

“Điều 87. Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

1. Người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế – xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.”

Đồng thời căn cứ Khoản 1 Điều 1 Quyết định 59/2015/QĐ-TTg và Khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 1. Các tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020

1. Các tiêu chí về thu nhập

a) Chuẩn nghèo: 700.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 900.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.

b) Chuẩn cận nghèo: 1.000.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 1.300.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.”

“Điều 3. Mức lương cơ sở

2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2019, mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.”

Như vậy, căn cứ đóng BHXH tự nguyện hàng tháng của bạn là mức thu nhập hàng tháng do bạn kê khai. Mức thu nhập kê khai thấp nhất làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện là mức chuẩn nghèo của khu vực nông thôn (hiện tại là 700.000 đồng), mức thu nhập kê khai cao nhất là 29. 800. 000 đồng. 

Thủ tục đóng bảo hiểm xã hội

Luật sư tư vấn bảo hiểm xã hội một lần trực tuyến 24/7: 1900 6172

Thứ ba, về điều kiện hưởng BHXH một lần:

Căn cứ quy định tại Điều 77 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014,khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 93/2015/NQ-QH13 và Thông tư 56/2017/TT-BYT thì người lao động được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng chưa đủ thời gian đóng bảo hiểm để hưởng lương hưu;

– Ra nước ngoài để định cư;

– Bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS đồng thời không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn;

– Bị bệnh, tật có mức suy giảm khả năng lao động hoặc mức độ khuyết tật từ 81% trở lên và không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hằng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.

– Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần.

Thứ tư, cách tính mức hưởng BHXH 1 lần khi tham gia tự nguyện

Cách tính mức hưởng BHXH một lần được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 77 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và Khoản 4 Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH:

Theo đó, cách tính bảo hiểm một lần của bạn như sau:

+) 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014.

+) 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.

+) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.

+) Trường hợp tính đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2014 nếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 trở đi

+) Nếu có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm.

Trên đây là bài viết về vấn đề Quy định hiện hành về thủ tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: BHXH tự nguyện có được tính thêm tiền trượt giá khi rút một lần không?

Nếu còn vướng mắc về Quy định hiện hành về thủ tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện; bạn vui lòng liên hệ Dịch vụ tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.

->Rút tiền BHXH tự nguyện trước khi làm ở Doanh nghiệp Nhà nước được không?

luatannam