Hưởng chế độ thai sản khi công ty phải ngừng hoạt động do dịch
Em muốn hỏi hưởng chế độ thai sản khi công ty phải ngừng hoạt động do dịch: Bên em có 1 bạn thời gian đóng BHXH từ tháng 4/2019-3/2020. Do cty ảnh hưởng dịch Covid-19 nên công ty tạm ngừng hoạt động. Tháng 4.2020 báo giảm và chốt sổ. nhưng hiện nay bạn ấy đang mang thai và tháng 9.2020 sinh. Trường hợp như vậy có được hưởng chế độ thai sản không ạ? Khi công ty tạm ngừng hoạt hoạt động thì bạn ấy phải nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản đến đâu để được giải quyết? Em xem trên hệ thống thẻ BHYT của bạn này theo đối tượng doanh nghiệp vẫn có giá trị sử dụng đến tháng 12/2020. Vậy cho em hỏi trường hợp bạn này chốt sổ thì đến tháng 09 bạn ấy sinh thì có được hưởng chế độ thai sản không?
- Cách tính bảo hiểm thai sản của người lao động
- Cách tính tiền thai sản cho người lao động như thế nào?
Tổng đài tư vấn chế độ thai sản trực tuyến 24/7: 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, quy định về điều kiện hưởng thai sản
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì điều kiện để được hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con là lao động nữ phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Về 12 tháng trước khi sinh được xác định theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH như sau:
“1. Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:
a) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi trước ngày 15 của tháng, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi không tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này”.
Theo quy định trên, người lao động bên công ty bạn đóng BHXH từ tháng 4/2019 đến tháng 3/2020 và dự sinh vào tháng 9/2020. Do đó, 12 tháng trước sinh của người lao động bên công ty bạn sẽ được xác định từ tháng 9/2019 đến tháng 8/2020. Trong khoảng thời gian này thì người lao động bên công ty bạn đã đóng BHXH được 07 tháng nên khi công ty ngừng hoạt động và cho người lao động nghỉ việc thì người lao động vẫn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.
Thứ hai, về nơi nộp hồ sơ hưởng thai sản khi đã nghỉ việc trước khi sinh ở công ty
Căn cứ Khoản 2 Điều 14 Thông tư 59/2015/TT-BLDTBXH quy định như sau:
“Điều 14. Hồ sơ, giải quyết hưởng chế độ thai sản
2. Người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ theo quy định cho người sử dụng lao động nhưng không quá 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.
Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con, thời điểm nhận con, thời điểm nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú.”
Như vậy, theo quy định này thì trường hợp công ty bạn tạm ngừng hoạt động phải chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động trước khi sinh thì người lao động được nộp hồ sơ và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan BHXH nơi cư trú để hưởng thai sản.
Thứ ba, về vấn đề sử dụng thẻ BHYT khi nghỉ việc ở công ty
Căn cứ vào Điều 50 Quyết định 595/QĐ- BHXH quy định như sau:
“Điều 50. Trách nhiệm của người tham gia, đơn vị, Đại lý thu
2. Trách nhiệm của đơn vị, Đại lý thu
2.1. Đơn vị
a) Thực hiện lập, nộp hồ sơ; trích nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo đúng quy trình, quy định tại Văn bản này và quy định của pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Trường hợp đơn vị lập danh sách báo giảm chậm, đơn vị phải đóng số tiền BHYT của các tháng báo giảm chậm và thẻ BHYT có giá trị sử dụng đến hết các tháng đó.”
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại điểm 9.7 Công văn 1734/BHXH-QLT thì:
“9.7. Khi có phát sinh giảm người lao động, đơn vị phải kịp thời lập danh sách báo giảm gửi cơ quan BHXH qua hệ thống giao dịch điện tử ngay trong tháng (tính đến ngày cuối cùng của tháng đó). Nếu báo giảm sau ngày cuối cùng của tháng giảm thì phải phải đóng hết giá trị thẻ BHYT của tháng kế tiếp và thẻ có giá trị sử dụng hết tháng đó. Cơ quan BHXH không thu hồi thẻ các trường hợp báo giảm.”
Như vậy, theo quy định này thì trường hợp thẻ BHYT theo đối tượng doanh nghiệp sẽ có giá trị sử dụng đến hết tháng mà công ty làm thủ tục báo giảm đóng BHXH. Do đó, trường hợp sang tháng 4 công ty bạn tạm ngừng hoạt động và báo giảm cho người lao động thì thẻ BHYT của người lao động chỉ được sử dụng đến hết tháng 4/2020. Do đó, nếu người lao động bên công ty bạn không đăng ký mua thẻ BHYT thì sang tháng 9/2020 người lao động bạn sinh thì sẽ không được hưởng quyền lợi BHYT.
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Dịch vụ tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
->Thời gian giải quyết chế độ thai sản theo quy định
- Có phải đi tái khám đúng ngày theo giấy hẹn của bác sĩ không?
- Giải quyết tiền TCTN khi đã tìm được việc làm theo quy định mới
- Người lao động nước ngoài hưởng BHXH một lần được không?
- Đi làm công ty mới được đóng tiếp BHXH vào sổ cũ hay sổ mới?
- Điều kiện hỗ trợ học nghề và mức hỗ trợ học nghề năm 2021