KCB ở Bệnh viện tuyến trung ương thì mức hưởng BHYT là bao nhiêu?
Tôi đang nghỉ chế độ ốm đau, cho hỏi công ty và tôi có phải đóng BHYT không và tôi có được sử dụng BHYT trong thời gian nghỉ ốm đau hay không? Tôi mắc bệnh ung thư phải nằm Bệnh viện 108 để điều trị, nhưng lại đăng kí KCB ban đầu ở Bệnh viện đa khoa Hà Nội thì tôi muốn hỏi nếu KCB ở Bệnh viện tuyến trung ương thì mức hưởng BHYT là bao nhiêu?
- Có được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí trong thời gian nghỉ ốm đau, thai sản
- Khám, chữa bệnh trái tuyến Trung ương
Dịch vụ tư vấn bảo hiểm y tế qua tổng đài 19006172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, nghỉ chế độ ốm đau có phải đóng BHYT và trong thời gian nghỉ ốm đau có được hưởng BHYT
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP về trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế như sau:
“Điều 7. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
1. Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của các đối tượng được quy định như sau:
a) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này.
– Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế;”
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH cũng quy định như sau:
“Điều 42. Quản lý đối tượng
5. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.”
Như vậy, trong thời gian nghỉ ốm đau dài ngày, bạn và công ty đều không phải đóng bảo hiểm y tế. Và trong thời gian này bạn vẫn được hưởng quyền lợi của bảo hiểm y tế.
Thứ hai, KCB ở Bệnh viện tuyến trung ương thì mức hưởng BHYT là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 22 Luật BHYT sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định như sau:
“Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
đ) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.
3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:
a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;”
Như vậy, theo quy định, nếu khám ở bệnh viện Trung ương nhưng đi khám đúng tuyến thì bạn sẽ được hưởng 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Còn nếu bạn đi khám chữa bệnh trái tuyến tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% của 80%chi phí điều trị nội trú. Do bạn không nói rõ là bạn đi khám đúng tuyến hay trái tuyến nên chung tối sẽ chia 2 trường hợp:
– Trường hợp bạn khám chữa bệnh đúng tuyến, tức là điều trị tại nơi đăng kí khám chữa bệnh ban đầu (Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Nội) có giấy chuyển tuyến của bác sĩ điều trị; được tích vào mục “Đủ điều kiện chuyển tuyến” thì bạn sẽ được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng là 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
– Trường hợp bạn đi khám chữa bệnh trái tuyến, tức là bạn tự đi khám chữa bệnh tại Bệnh viện 108 thì là trường hợp đi KCB trái tuyến và mức quyền lợi được hưởng là 40% của 80% (tức là 32%) khi điều trị nội trú.
Nếu còn vướng mắc xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
Thời hạn của giấy chuyển tuyến khám chữa bệnh
Chuyển tuyến điều trị khi đi khám chữa bệnh trái tuyến
- Hưởng TCTN trong trường hợp đi xuất khẩu lao động như thế nào?
- Nghỉ trước sinh bao lâu thì được hưởng chế độ thai sản?
- Nhận lương hưu có được tính hệ số trượt giá như nhận BHXH một lần không?
- Gộp sổ BHXH khi có hai sổ bảo hiểm nhưng một sổ đã rút một lần
- Có thẻ BHYT tự nguyện có được hỗ trợ chi phí đi lại khi lên tuyến tỉnh?