19006172

Kết luận giám định y khoa có thời hạn trong bao lâu?

Nội dung câu hỏi:

Tôi là lao động nam năm nay 58 tuổi, tôi đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được 19 năm 5 tháng và bảo hiểm xã hội tự nguyện được 7 tháng. Tháng 6 vừa qua, tôi đi giám định y khoa và có mức suy giảm khả năng lao động là 61% rồi nhưng nộp hồ sơ lên cơ quan BHXH để được về hưu thì họ trả lời là phải đóng ít nhất 20 năm BHXH bắt buộc mới có thể về hưu. Vậy giờ tôi đi làm đóng thêm 7 tháng BHXH bắt buộc nữa thì tôi có được bảo lưu kết luận giám định y khoa để về hưu không hay sau này tôi phải giám định lại ? Kết luận giám định y khoa có thời hạn trong bao lâu?



kết luận giám định y khoaTư vấn Bảo hiểm xã hội:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn về kết luận giám định y khoa; chúng tôi xin tư vấn như sau:

Điều kiện nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động

Căn cứ Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 quy định về điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động

“Điều 55. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến dưới 81%;”

Theo quy định nêu trên, người lao động muốn nghỉ hưu trước tuổi theo diện suy giảm khả năng lao động từ 61% tới 80% phải thỏa mãn tất cả các điều kiện dưới đây:

– Điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm: Người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc ít nhất 20 năm. Tức là thời gian đóng bảo hiểm ở các đơn vị sử dụng lao động. Các trường hợp không đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ không được tính để nghỉ hưu trước tuổi.

– Điều kiện về độ tuổi:

Đối với lao động nam năm 2024 muốn nghỉ hưu trước tuổi theo diện suy giảm khả năng lao động từ 61% tới 80% thì độ tuổi ít nhất phải đủ 56 tuổi. Sau đó cứ mỗi năm lại tăng thêm 03 tháng.

Đối với lao động nữ, tuổi nghỉ hưu sớm do suy giảm khả năng lao động từ 61% tới 80% năm 2024 là 51 tuổi 4 tháng. Sau đó, cứ thêm một năm thì tuổi nghỉ hưu sớm lại tăng thêm 04 tháng.

– Điều kiện về tỉ lệ suy giảm khả năng lao động:

Trường hợp Muốn được nghỉ hưu sớm tối đa 05 năm thì lao động phải có kết quả giám định suy giảm khả năng lao động từ 61% tới 80% của hội đồng giám định y khoa.  

Đối chiếu với trường hợp bạn là lao động nam muốn được nghỉ hưu trước tuổi vào năm 2024 thì bạn phải tham gia đủ 20 năm bảo hiểm xã hội bắt buộc và có độ tuổi từ 56 tuổi trở lên. Ngoài ra, bạn phải có kết quả giám định y khoa với mức suy giảm từ 61% tới 80% sức lao động.

Do bạn mới chỉ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được 19 năm 5 tháng và 7 tháng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nên cơ quan bảo hiểm xã hội từ chối việc giải quyết nghỉ hưu trước tuổi cho bạn như vậy là đúng theo quy định.

Hồ sơ hưởng hưu trước tuổi khi suy giảm khả năng lao động

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 108 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Khoản 1 Điều 6 Quyết định 166/QĐ-BHXH quy định:

“Điều 108. Hồ sơ hưởng lương hưu

1. Hồ sơ hưởng lương hưu đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:

a) Sổ bảo hiểm xã hội;

b) Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hưởng chế độ hưu trí;

c) Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa đối với người nghỉ hưu theo quy định tại Điều 55 của Luật này hoặc giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp đối với trường hợp người lao động quy định tại Điều 54 của Luật này.”

Theo đó, thì về hồ sơ bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

+) Sổ BHXH

+) Quyết định nghỉ việc hưởng chế độ hưu trí hoặc văn bản chấm dứt hợp đồng lao động hưởng chế độ hưu trí.

+) Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.

Kết luận giám định y khoa có thời hạn trong bao lâu?

Căn cứ vào Điều 14 Thông tư 56/2017/TT-BYT quy định:

“Điều 14. Thời hạn giá trị Biên bản giám định y khoa

Biên bản giám định y khoa có giá trị đến khi có biên bản giám định liền kề sau đó với cùng nội dung và mục đích giám định.”

Theo quy định này, kết luận giám định y khoa trước đó của bạn vẫn có giá trị sử dụng cho đến khi có biên bản giám định liền kề sau đó với cùng nội dung và mục đích giám định.

Do bạn đã giám định mức suy giảm khả năng lao động là 61%, mức suy giảm này đã đủ để nghỉ hưu trước tuổi, nên bạn không cần phải thực hiện lại việc giám định y khoa nữa.     

kết luận giám định y khoa

Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172

Kết luận: Kết luận của Hội đồng Giám định y khoa có giá trị  vĩnh viễn, trừ trường hợp sau đó có Kết luận của Hội đồng Giám định y khoa cùng cấp hoặc Hội đồng Giám định y khoa cấp trên với cùng một nội dung và mục đích.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về kết luận giám định y khoa. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: 

Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc thì bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

luatannam