Khai báo xảy ra tai nạn lao động chết người theo quy định năm 2021
Khi xảy ra tai nạn lao động dẫn đến chết người thì ai là người có trách nhiệm khai báo và khai báo đến đâu? Không biết quy định trong năm 2021 hiện nay như thế nào?
- Thời gian khai báo khi xảy ra tai nạn lao động năm 2021
- Khai báo khi công ty xảy ra tai nạn lao động làm chết người đến cơ quan nào?
Hỗ trợ tư vấn chế độ tai nạn lao động trực tuyến 24/7: 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn về Khai báo xảy ra tai nạn lao động chết người theo quy định năm 2021 đã được đội ngũ luật sư của chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 10, Nghị định 39/2016/NĐ-CP thì việc khai báo xảy ra tai nạn lao động chết người theo quy định năm 2021 được thực hiện như sau:
“Điều 10. Thời gian, nội dung khai báo tai nạn lao động
1. Khi biết tin xảy ra tai nạn lao động chết người hoặc làm bị thương nặng từ 02 người lao động trở lên, người sử dụng lao động của cơ sở xảy ra tai nạn phải khai báo theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 34 Luật An toàn, vệ sinh lao động như sau:
a) Khai báo bằng cách nhanh nhất (trực tiếp hoặc điện thoại, fax, công điện, thư điện tử) với Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi xảy ra tai nạn; trường hợp tai nạn làm chết người đồng thời báo ngay cho cơ quan Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Công an cấp huyện);
b) Nội dung khai báo theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Khi biết tin xảy ra tai nạn lao động chết người hoặc làm bị thương nặng từ 02 người lao động trở lên trong các lĩnh vực phóng xạ, thăm dò, khai thác dầu khí, các phương tiện vận tải đường sắt, đường thủy, đường bộ, đường hàng không và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 34 Luật An toàn, vệ sinh lao động, ngoài việc thực hiện khai báo theo quy định của luật chuyên ngành, người sử dụng lao động của cơ sở để xảy ra tai nạn phải khai báo như sau:
a) Khai báo bằng cách nhanh nhất (trực tiếp hoặc điện thoại, fax, công điện, thư điện tử) với Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi xảy ra tai nạn và với Bộ quản lý ngành lĩnh vực đó theo thẩm quyền quy định tại Khoản 2 Điều 21 Nghị định này, trừ trường hợp luật chuyên ngành có quy định khác; trường hợp tai nạn làm chết người thì phải đồng thời báo ngay cho Công an cấp huyện;
b) Nội dung khai báo được thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Khi xảy ra tai nạn lao động đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động, thì việc khai báo theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 34 Luật An toàn, vệ sinh lao động được thực hiện như sau:
a) Ngay sau khi biết sự việc người lao động bị chết hoặc bị thương nặng do tai nạn lao động, gia đình nạn nhân hoặc người phát hiện có trách nhiệm khai báo ngay với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi xảy ra tai nạn lao động;
b) Khi nhận được tin xảy ra tai nạn lao động làm chết người hoặc làm bị thương nặng từ 02 người lao động trở lên, Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi xảy ra tai nạn phải báo bằng cách nhanh nhất (trực tiếp hoặc điện thoại, fax, công điện, thư điện tử) với Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và Công an cấp huyện theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.”
Như vậy, việc khai báo tai nạn lao động được quy định cụ thể như sau:
+) Trường hợp người lao động và người sử dụng lao động có hợp đồng lao động lao động thì người sử dụng lao động phải có trách nhiệm khai báo:
- Các ngành thông thường: Khai báo bằng cách nhanh nhất với Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi xảy ra tai nạn; trường hợp tai nạn làm chết người đồng thời báo ngay cho cơ quan Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.
- Các nghành đặc biệt: Ngoài khai báo với các cơ quan chức năng như các nghành thông thường thì còn phải khai báo với Bộ quản lý ngành lĩnh vực đó theo thẩm quyền (trừ trường hợp luật chuyên nghành có quy định khác).
+) Trường hợp người lao động và người sử dụng lao động không có hợp đồng lao động: Thì gia đình nạn nhân hoặc người phát hiện có trách nhiệm phải khai báo ngay với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi xảy ra tai nạn lao động. Và Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi xảy ra tai nạn phải báo bằng cách nhanh nhất Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và Công an cấp huyện.
Trên đây là toàn bộ bài viết tư vấn về vấn đề Khai báo xảy ra tai nạn lao động chết người theo quy định năm 2021 của bạn. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài viết sau:
Khai báo tai nạn lao động với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Khai báo tai nạn lao động đối với người làm việc không theo hợp đồng năm 2021
Trong quá trình giải quyết nếu còn vấn đề thắc mắc về Khai báo xảy ra tai nạn lao động chết người theo quy định năm 2021; vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Trợ cấp tai nạn lao động một lần theo quy định mới nhất
- Thủ tục thanh toán lại tiền bảo hiểm y tế cho đối tượng học sinh
- Bị tai nạn giao thông mà chỉ có người làm chứng thì có được công an xác nhận?
- Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo pháp luật hiện hành
- Quy định về việc truy thu bảo hiểm y tế khi chậm báo giảm