Khám chữa bệnh ở bệnh viện cùng tuyến huyện ở tỉnh khác
Xin hỏi, bảo hiểm y tế có thanh toán cho người khám bệnh trong trường hợp, khi khám chữa bệnh ở bệnh viện cùng tuyến (quận, huyện) nhưng khác tỉnh, so với nơi đăng ký ban dầu hay không?
- Chi phí khám chữa bệnh trái tuyến mới nhất
- Mức hưởng BHYT khi khám ở bệnh viện trái tuyến tỉnh
- Khám, chữa bệnh trái tuyến Trung ương
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi của bạn: Khám chữa bệnh ở bệnh viện cùng tuyến huyện ở tỉnh khác, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Căn cứ tại Khoản 1, 2, 3 Công văn 943/BHXH-CSYT/2016 quy định về thông tuyến khám chữa bệnh như sau:
1. Phối hợp với các bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn quy định tại Điều 4 Thông tư số 40/2015/TTLT-BYT-BTC (không bao gồm các cơ sở y tế không phải là bệnh viện) và Điểm 3, Mục I Công văn số 978/BYT-BH của Bộ Y tế để đảm bảo quyền lợi cho người có thẻ BHYT đến khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến có xuất trình thẻ BHYT và các giấy tờ tùy thân có ảnh hợp lệ theo mức hưởng BHYT quy định tại Điểm c, Khoản 3, Điều 22 Luật BHYT sửa đổi, bổ sung một sốĐiều của Luật BHYT kể từ ngày 01/01/2016.
2. Trường hợp người có thẻ BHYT đến khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến tại các bệnh viện tuyến huyện từ ngày 01/01/2016 đến ngày Công văn này được ký, ban hành, có xuất trình thẻ BHYT và các giấy tờ tùy thân có ảnh hợp lệ nhưng chưa được hưởng quyền lợi BHYT tại bệnh viện: BHXH các tỉnh tiếp nhận hồ sơ đề nghị thanh toán, tổ chức giám định để chi trả trực tiếp chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho người có thẻ BHYT theo quy định tại Điểm 1 Công văn này.
3. Phối hợp với Sở Y tế và các bệnh viện tư nhân năm 2016 có Điều chỉnh phân hạng từ tương đương bệnh viện hạng I, hạng II xuống tương đương bệnh viện hạng III, hạng IV hoặc không xếp hạng (bao gồm cả cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được Điều chỉnh phân hạng vào cuối năm 2015) để kiểm tra xác định rõ nguyên nhân xuống hạng, rà soát lại khả năng cung ứng dịch vụ
y tế, đồng thời đề xuất ý kiến về việc có tiếp tục hay không tổ chức hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh BHYT với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nêu trên, báo cáo kết quả về BHXH Việt Nam trước ngày 15/4/2016.
Theo quy định trên, hiện nay Bộ Y tế quy định thực hiện khám chữa bệnh trái tuyến bệnh viện tuyến huyện/quận trên toàn quốc mà vẫn được hưởng BHYT như đi đúng tuyến. Khi đến khám chữa bệnh người bệnh phải xuất trình thẻ BHYT và chứng minh thư nhân dân hoặc các giấy tờ khác có ảnh để được hưởng BHYT.
Tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vậy, trong trường hợp này, bạn đi khám chữa bệnh ở bệnh viện cùng tuyến huyện ở tỉnh khác thì vẫn được hưởng BHYT như đi đúng tuyến.
Trên đây là quy định của pháp luật về: Khám chữa bệnh ở bệnh viện cùng tuyến huyện ở tỉnh khác. Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Chế độ tử tuất khi mới đóng 03 tháng bảo hiểm xã hội bắt buộc mà qua đời
- Có được hưởng phụ cấp ưu đãi cho nhà giáo trong thời gian nghỉ thai sản không?
- Bị lao cột sống được chỉ định điều trị 3.5 tháng thì mức hưởng ốm đau thế nào?
- Lao động nhận nuôi con nuôi có được hưởng dưỡng sức không?
- Mức hưởng trợ cấp một lần khi đang nhận tuất tháng ra nước ngoài định cư