Khi nào có thể rút BHXH một lần mà không cần chờ 1 năm?
Xin chào tổng đài tư vấn! Cho tôi hỏi những trường hợp nào khi nghỉ việc có thể rút BHXH một lần mà không cần chờ đủ 1 năm vậy ạ? Tôi cảm ơn!
- Nghỉ việc xong rút bảo hiểm xã hội một lần luôn được không?
- Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần sau một năm nghỉ việc?
- Bệnh xơ gan cổ chướng có được hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Tổng đài tư vấn. Đối với câu hỏi về vấn đề những trường hợp rút bảo hiểm xã hội một lần mà không cần chờ 1 năm của bạn, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ vào khoản 1 Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về rút BHXH một lần :
” Điều 60. Bảo hiểm xã hội một lần
1.Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Ra nước ngoài để định cư;
c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu. ”
Bên cạnh đó, căn cứ vào quy định tại Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định :
“Điều 8. Bảo hiểm xã hội một lần
1.Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;
c) Ra nước ngoài để định cư;
d) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế; ”
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vậy, nếu bạn thuộc những trường hợp sau thì bạn có thể rút BHXH một lần mà không cần chờ 1 năm kể từ ngày nghỉ việc:
- Đủ tuổi hưởng lương hưu nhưng chưa đóng bảo hiểm xã hội đủ 15, 20 năm tùy theo đối tượng mà không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;
- Ra nước ngoài để định cư;
- Người bị mắc những bệnh như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ y tế;
- Các đối tượng sau khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu: Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
Ngoài ra bạn còn có thể tham khảo bài viết :
Cách tính bình quân tiền lương tháng để hưởng trợ cấp một lần
Thời gian giải quyết bảo hiểm xã hội một lần
Trên đây là toàn bộ câu trả lời của chúng tôi về vấn đề những trường hợp rút bảo hiểm xã hội một lần mà không cần chờ 1 năm của bạn. Mọi thắc mắc về Khi nào có thể rút BHXH một lần mà không cần chờ 1 năm? bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Có được hưởng chế độ ốm đau khi bố mẹ người lao động ốm?
- Đóng BHXH bù thời gian trước hưởng thai sản được không?
- Điều trị ngoại trú đúng tuyến có được chi trả bảo hiểm y tế không?
- Cấp cứu khác nơi đăng kí khám chữa bệnh được thanh toán bao nhiêu phần trăm?
- Hợp đồng hết hạn khi nghỉ thai sản thì được giải quyết thế nào?