Làm như thế nào khi công ty cũ không chịu trả sổ BHXH?
Làm như thế nào khi công ty cũ không chịu trả sổ BHXH? Xin hỏi về vấn đề: Công ty cũ không chịu trả sổ BHXH. Hiện tại em đang làm ở một công ty và được yêu cầu phải nộp lại sổ bảo hiểm cho công ty để tiếp tục tham gia bảo hiểm. Nhưng em lại công ty cũ lấy thì họ kêu em là tự ý bỏ việc nên không trả sổ bảo hiểm xã hội.
Vậy cho em hỏi em phải làm thế nào? Lấy được sổ rồi thì sang công ty mới em sẽ đóng nối tiếp bảo hiểm thất nghiệp và xã hội vào thôi đúng không ạ? Em đóng bao lâu thì lấy được tiền 1 lần và trợ cấp thất nghiệp ạ?
Câu hỏi làm như thế nào khi công ty cũ không chịu trả sổ BHXH của bạn Tổng đài tư vấn xin được tư vấn như sau:
Thứ nhất, làm như thế nào khi công ty cũ không chịu trả sổ BHXH?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 67 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 như sau:
“Điều 43. Quản lý tiền thu
67. Sửa đổi, bổ sung Tiết e Điểm 3.1 Khoản 3 Điều 43 như sau:
“e) Trường hợp một người có từ 02 sổ BHXH trở lên có thời gian đóng BHXH, BHTN trùng nhau thì cơ quan BHXH thực hiện hoàn trả cho người lao động số tiền đơn vị và người lao động đã đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất và số tiền đã đóng vào quỹ BHTN (bao gồm cả số tiền thuộc trách nhiệm đóng BHXH, BHTN của người sử dụng lao động), không bao gồm tiền lãi. Cơ quan BHXH quản lý nơi người lao động đang làm việc hoặc đang sinh sống thực hiện hoàn trả cho người lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 46.”
Như vậy, pháp luật chỉ cho phép mỗi người có một sổ BHXH. Do đó, khi làm việc ở công ty mới và có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì bạn phải tham gia tiếp tục vào số sổ cũ của mình.
Theo quy định tại Điều 48 Bộ luật Lao động 2019, khi người lao động nghỉ việc, đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm lập thủ tục chốt sổ để trả cho người lao động.
Đồng thời, theo Điều 40 Bộ luật lao động 2019 thì nghĩa vụ của bạn khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động được quy định như sau:
“Điều 40. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật
1. Không được trợ cấp thôi việc.
2. Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
3. Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.”
Theo đó:
Việc bồi thường của bạn và việc trả sổ của công ty là hai vấn đề tách biệt. Do đó, công ty không thể lấy lý do bạn chưa bồi thường để không trả sổ bảo hiểm cho bạn. Nếu công ty vẫn không chốt sổ, trả sổ BHXH, bạn có thể khiếu nại đến Phòng lao động – thương binh và xã hội để được can thiệp giúp đỡ.
Ngoài ra, bạn nghỉ ngang nên khi quay lại công ty cũ, bạn sẽ phải nộp phạt cho công ty. Và để tìm hiểu vấn đề này, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Người lao động phải bồi thường bao nhiêu khi nghỉ ngang?
Thứ hai, về vấn đề đóng nối bảo hiểm
Căn cứ Điều 61 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:
“Điều 61. Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội
Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 60 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội”.
Bên cạnh đó, Khoản 1 Điều 45 Luật việc làm năm 2013 có quy định:
“Điều 45. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
1. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp”.
Như vậy, nếu bạn chưa hưởng chế độ thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp của bạn sẽ được bảo lưu và cộng nối khi bạn làm việc ở công ty mới.
Luật sư tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Thứ ba, về thời gian đóng để được hưởng BHXH một lần
Khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 8. Bảo hiểm xã hội một lần
1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hộimà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hộimà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;
c) Ra nước ngoài để định cư;
d) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;”
Như vậy, bạn thuộc 01 trong các trường hợp nêu trên thì dù bạn chỉ đóng 01 tháng ở công ty mới; bạn vẫn sẽ được nhận BHXH một lần.
Thứ tư, về thời gian đóng để được hưởng trợ cấp thất nghiệp
” 2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;”
Theo đó, bạn đảm bảo trong 24 tháng trước khi nghỉ việc mà đóng đủ 12 tháng BHTN thì sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Trên đây là bài viết về vấn đề làm như thế nào khi công ty cũ không chịu trả sổ BHXH?Ngoài ra, bạn cần đáp ứng thêm 03 điều kiện được trình bày tại bài viết sau: Điều kiện để được hưởng trợ cấp thất nghiệp
Nếu còn vướng mắc về vấn đề làm như thế nào khi công ty cũ không chịu trả sổ BHXH; bạn xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến về chế độ bảo hiểm 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp.
-> Người lao động nghỉ ngang có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp?