Một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau
Tôi muốn hỏi về: Một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau. Tôi thuộc diện thân nhân người có công với cách mạng nên được cấp bảo hiểm y tế hàng tháng. Nay tôi tham gia BHYT tại doanh nghiệp. Cho hỏi, tôi đã có BHYT thì có phải tham gia ở doanh nghiệp không. Nếu không tôi có được hoàn lại tiền BHYT của đối tượng thân nhân không vì tôi đã đóng BHYT ở doanh nghiệp, như thế rất phí.
- Tham gia BHYT khi thuộc nhiều đối tượng
- Đóng bảo hiểm y tế như thế nào khi thuộc nhiều đối tượng?
- Có được hoàn trả tiền đóng BHYT khi được cấp thẻ theo hộ nghèo?
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Với trường hợp của bạn về: Một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau, Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:
Thứ nhất, căn cứ điểm a Khoản 1 và điểm k Khoản 3 Điều 12 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế:
“1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:
a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);
3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm:
k) Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ các đối tượng quy định tại điểm i khoản này;”
Như vậy, bạn thuộc 2 nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, đó là nhóm do người sử dụng lao động và người lao động đóng và nhóm do ngân sách nhà nước đóng. Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 13 của Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 về mức đóng và phương thức đóng có nêu rõ:
“2. Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này”.
Theo quy định trên, trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định. Do đó, bạn sẽ phải tham gia BHYT theo nhóm đối tượng do người lao động và người sử dụng lao động đóng, nghĩa là bạn phải tham gia BHYT ở doanh nghiệp.
Tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Thứ hai, hoàn lại tiền bảo hiểm y tế
Căn cứ khoản 1 Điều 20 Quyết định 595/QĐ-BHXH về hoàn trả tiền đóng bảo hiểm y tế thì:
“1. Người đang tham gia BHYT theo đối tượng tại Khoản 4, 5 Điều 17 được hoàn trả tiền đóng BHYT trong các trường hợp sau:
1.1. Người tham gia được cấp thẻ BHYT theo nhóm đối tượng mới, nay báo giảm giá trị sử dụng thẻ đã cấp trước đó (có thứ tự đóng xếp sau đối tượng mới theo quy định tại Điều 12 Luật BHYT);
1.2. Được ngân sách nhà nước điều chỉnh tăng hỗ trợ mức đóng BHYT;
1.3. Bị chết trước khi thẻ BHYT có giá trị sử dụng.”
Theo quy định trên thì đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng và Nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình sẽ được hoàn trả tiền đóng bảo hiểm y tế khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 20 Quyết định 595/QĐ-BHXH. Như vậy, do bạn được cấp thẻ miễn phí và không thuộc đối tượng được hoàn trả tiền đóng BHYT theo quy định của pháp luật nên bạn sẽ không được hoàn lại tiền BHYT của đối tượng thân nhân.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì giải quyết thế nào?
Quyền lợi BHYT khi thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT
Trên đây là quy định của pháp luật về: Một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau. Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề còn thắc mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
- KCB khi quá hạn giấy chuyển tuyến thì có được hưởng BHYT không?
- Xác định vợ không tham gia bảo hiểm để hưởng chế độ thai sản
- Đóng bảo hiểm trên 20 năm có được hưởng bảo hiểm xã hội một lần
- Bị đột quỵ khi đang làm việc ở công ty có phải Tai nạn lao động
- Mức hưởng BHYT hộ nghèo khi khám chữa bệnh trái tuyến tỉnh