Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp của viên chức theo quy định hiện hành
Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp của viên chức theo quy định hiện hành. Tôi muốn hỏi là viên chức có phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp không; nếu có thì tôi phải đóng với mức là bao nhiêu? Dựa trên tiền lương nào để tính? Và phải đóng trong thời gian bao lâu mới được hưởng? Xin cám ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Về mức đóng bảo hiểm thất nghiệp của viên chức theo quy định hiện hành; chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Thứ nhất, về đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Căn cứ Điều 2 Luật viên chức 2010 có quy định về viên chức như sau:
“Điều 2. Viên chức
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.”
Theo quy định trên, viên chức là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng làm việc và hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, Điều 43 Luật việc làm 2013 quy định về đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp như sau:
“Điều 43. Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp
1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;…”
2. Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp…”
Như vậy, đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cả người lao động làm việc theo hợp đồng làm việc tức là viên chức. Vậy nên, hiện tại bạn là viên chức thì bạn phải tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Thứ hai, về mức đóng bảo hiểm thất nghiệp của viên chức
Căn cứ Khoản 1 Điều 57 Luật việc làm 2013 quy định như sau:
“Điều 57. Mức đóng, nguồn hình thành và sử dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp
1. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau:
a) Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng;
b) Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp;
c) Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách trung ương bảo đảm.”
Như vậy, theo quy định trên, mức đóng bảo hiểm thất nghiệp của bạn là 1% tiền lương tháng.
Dịch vụ tư vấn Bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến 1900 6172
Thứ ba, về tiền lương làm căn cứ đóng BHTN của viên chức
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 Luật việc làm năm 2013 thì:
“Điều 58. Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Trường hợp mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp cao hơn hai mươi tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng hai mươi tháng lương cơ sở tại thời điểm đóng bảo hiểm thất nghiệp.”
Theo đó, đối với viên chức thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp là tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Mức tiền lương tối đa đóng bảo hiểm thất nghiệp
Thứ tư, về thời gian đóng để hưởng TCTN
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 49 Luật việc làm năm 2013 thì:
“Điều 49. Điều kiện hưởng
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;”
Như vậy, theo quy định trên thì khi nghỉ việc bạn phải có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng làm việc để được hưởng TCTN.
Trên đây là bài viết về vấn đề Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp của viên chức theo quy định hiện hành. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Cách tính thời gian và mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Nếu còn vướng mắc về Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp của viên chức theo quy định hiện hành; xin vui lòng liên hệ Luật sư tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
->Bảo hiểm thất nghiệp do đơn vị hay người lao động đóng?
- Đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có được hưởng bảo hiểm y tế?
- Sỹ quan công an có được chi trả tiền giường bệnh khi điều trị hay không?
- Thương binh thì có được cấp thẻ BHYT miễn phí không?
- Thời hạn đăng ký tham gia và phương thức đóng bảo hiểm cho người lao động
- Tham gia BHYT 5 năm liên tục có được hưởng 100% chi phí KCB không?