19006172

Mức hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện dành cho người khuyết tật

Mức hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện dành cho người khuyết tật

Vợ tôi trước có đi làm ở công ty nhưng đã xin nghỉ được 2 năm rồi, vợ tôi được xác nhận là người khuyết tật vào năm 2015 và bây giờ muốn đóng BHXH tự nguyện. Nghe nói vợ tôi sẽ được hỗ trợ mức đóng cao nhưng không biết cụ thể mức hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện đó là bao nhiêu? Và sau này không có nhu cầu nữa rút 1 lần thì có được rút luôn không?



mức hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện

Tư vấn Bảo hiểm xã hội tự nguyện trực tuyến 1900 6172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, mức hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện dành cho người khuyết tật

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định 134/2014/NĐ-CP như sau:

“Điều 14. Hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

1. Mức hỗ trợ và đối tượng hỗ trợ:

Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này, cụ thể:

a) Bằng 30% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ nghèo;

b) Bằng 25% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ cận nghèo;

c) Bằng 10% đối với các đối tượng khác.

Khuyến khích các cơ quan, tổ chức và cá nhân hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế – xã hội và khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ, Chính phủ sẽ xem xét điều chỉnh mức hỗ trợ tiền đóng cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cho phù hợp.”

Như vậy, khi vợ bạn là người khuyết tật đóng BHXH tự nguyện thì sẽ được nhà nước hỗ trợ với mức 10%. Mức chuẩn nghèo khu vực nông thôn hiện nay là 700.000 đồng, nên mỗi tháng vợ bạn sẽ được hỗ trợ 700.000 x 22% x 10% = 15.400 đồng tiền đóng BHXH tự nguyện.

Thứ hai, không có nhu cầu đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện nữa thì có được rút BHXH 1 lần không?

Căn cứ khoản 1 Điều 7 Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định về tham gia bảo hiểm tự nguyện hưởng BHXH một lần:

“1. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 77 của Luật Bảo hiểm xã hội và Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động.”

Bên cạnh đó, theo khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 93/2015/QH13 quy định:

“1. Người lao động được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đủ điều kiện hưởng lương hưu nhằm bảo đảm cuộc sống khi hết tuổi lao động theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.

Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần.”

Theo đó, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần. Nên nếu bạn không có nhu cầu đóng BHXH tự nguyện nữa thì bạn sẽ phải đợi 1 năm sau khi dừng đóng thì mới có thể được hưởng BHXH 1 lần.

Trên đây là ý kiến tư vấn về vấn đề mức hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện dành cho người khuyết tật.

Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

Hưởng BHXH 1 lần khi tham gia BHXH tự nguyện có tính tiền trượt giá?

Rút BHXH một lần khi tham gia BHXH tự nguyện khi nào?

luatannam