Nội dung câu hỏi?
Tôi đang có thẻ BHYT ở viện 115. Bữa nay tôi đang nằm điều trị bệnh ở bệnh viện Nguyễn Tri Phương thì có thể đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu để đi chữa bệnh cho tiện được không? Nếu không thì khi nằm viện ở Nguyễn Tri Phương thì Mức hưởng BHYT khi đi khám chữa bệnh trái tuyến ở Bệnh viện Nguyễn Tri Phương là như thế nào?
- Hồ sơ thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu gồm những giấy tờ gì?
- Thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu trong thẻ bảo hiểm y tế
Tổng đài tư vấn Bảo hiểm y tế trực tuyến 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn liên quan đến vấn đề đi khám chữa bệnh trái tuyến đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Có thể đổi nơi KCB ban đầu sang bệnh viện Nguyễn Tri Phương được không?
Căn cứ Điều 26 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định như sau:
“Điều 26. Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế có quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương; trừ trường hợp được đăng ký tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Người tham gia bảo hiểm y tế được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý.”
Đồng thời, căn cứ điểm b khoản 1 Điều 9 Thông tư số 40/2015/TT-BYT quy định như sau:
“Điều 9. Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tuyến tỉnh, tuyến trung ương
1. Người tham gia bảo hiểm y tế được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại một trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 9 Điều 5 và Điều 6 Thông tư này trong các trường hợp sau đây:
b) Người thường trú, tạm trú có thời hạn hoặc làm việc trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 9 Điều 5 và Điều 6 Thông tư này do Giám đốc Sở Y tế quy định sau khi có sự thống nhất bằng văn bản của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.”
Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp, bạn mua bảo hiểm y tế theo hộ gia đình và nơi khám chữa bệnh ban đầu là ở bệnh viện 115 là bệnh viện tuyến tỉnh. Do đó nếu bạn muốn chuyển sang bệnh viện Nguyễn Tri Phương thì bạn phải làm thủ tục thay đổi nơi KCB ban đầu vào đầu quý mỗi năm (tương đương tháng 1, 4, 7, 10 hàng năm).
Bên cạnh đó, bạn chỉ được chuyển sang bệnh viện Nguyễn Tri Phương là bệnh viện tuyến tỉnh khi bạn có đăng ký thường trú hoặc tạm trú dài hạn hoặc làm việc tại Quận 5 Thành phố Hồ Chí Minh (nơi bệnh viện Nguyễn Tri Phương đặt trụ sở). Ngoài ra, bạn cần đối chiếu danh sách cơ sở nhận đăng ký KCB ban đầu ở Thành phố Hồ Chí Minh theo từng quý để biết thông tin chi tiết về vấn đề đăng kí khám, chữa bệnh ban đầu vào bệnh viện Nguyễn Tri Phương.
Bệnh viện nguyễn Tri Phương thuộc tuyến nào?
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương được thành lập từ năm 1903 với mục đích ban đầu là khám bệnh miễn phí cho người Hoa. Là một trong số ít cơ sở y tế có lịch sử hơn 100 năm, hiện nay, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương đã trở thành bệnh viện đa khoa hạng I, được quản lý bởi Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo danh sách cơ sở khám, chữa bệnh ban đầu ở thành phố Hồ Chí Minh thì bệnh viện Nguyễn Chi Phương là bệnh viện tuyến thành phố.
Mức hưởng BHYT khi đi khám chữa bệnh trái tuyến ở Bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Căn cứ theo khoản 3 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 như sau:
“Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế
3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:
a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;
c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.”
Như vậy, trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế sang bệnh viện Nguyễn Tri Phương để khám chữa bệnh mà không có giấy chuyển viện thì được xác định là khám, chữa bệnh trái tuyến. Mức hưởng BHYT khi đi khám chữa bệnh trái tuyến ở Bệnh viện Nguyễn Tri Phương là 100% quyền lợi bảo hiểm y tế của đối tượng đang tham gia khi điều trị nội trú. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế điều trị ngoại trú trái tuyến ở bệnh viện Nguyễn Tri Phương thì Mức hưởng BHYT khi đi khám chữa bệnh trái tuyến ở Bệnh viện Nguyễn Tri Phương là 0%.
Do bạn đang sử dụng thẻ bảo hiểm y tế hộ gia đình và nằm điều trị nội trú ở bệnh viện nguyễn tri Phương nên Mức hưởng BHYT khi đi khám chữa bệnh trái tuyến ở Bệnh viện Nguyễn Tri Phương của bạn trong trường hợp này vẫn được hưởng là 80% như khi bạn đi khám, chữa bệnh đúng tuyến. chính vì thế, việc thay đổi nơi đăng kí khám, chữa bệnh ban đầu trong trường hợp điều trị nội trú trái tuyến thành phố ở bệnh viện Nguyễn tri Phương là không thực sự cần thiết.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Mức hưởng BHYT khi đi khám chữa bệnh trái tuyến ở Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc liên quan đến việc đi khám chữa bệnh trái tuyến bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Quy định về thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu
- Nộp hồ sơ thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu ở đâu?
- Mẫu Tk03-TS ban hành kèm theo Quyết định số 490/QĐ-BHXH ngày 28/03/2023
- Thời hạn giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp năm 2024
- Không nghỉ làm thì có được BHXH chi trả tiền dưỡng sức không
- Hồ sơ yêu cầu cấp lại sổ BHXH khi bị mất gồm những giấy tờ gì?
- Sau khi nghỉ việc bao lâu thì có thể rút được BHXH 1 lần?