Tranh chấp về lấn chiếm đất nằm trên đường đi chung của nhiều hộ gia đình
Tranh chấp về lấn chiếm đất nằm trên đường đi chung của nhiều hộ gia đình? Tôi có một thửa đất mà gia đình tôi đã ở từ năm 1981. Đến năm 1993 tôi kê khai diện tích đất là 1425m vuông để làm sổ đỏ. Đến năm 2004 nhà nước cấp sổ đỏ cho gia đình tôi và trong sổ chỉ ghi tổng diện tích là 1430m vuông đúng với hình thể đất là hình thang. Mà không ghi cụ thể chiều dài là bao nhiêu và chiều rộng là bao nhiêu. Và đến năm 2011 gia đình tôi tiến hành xây tường kiên cố. Theo đúng hình thể đất và theo đúng cội nguồn gốc rễ cây hàng rào trước đó. Nhưng trong quá trình xây thỳ hàng xóm liền kề đã kiện tôi lấn chiếm ra đường đi chung của 7hộ dân đi qua con đường đó. Xã và chính quền đã ra thẩm tra và giảng hòa. Nhưng đến nay là năm 2018 lại có một hộ khác cách xa hơn lại nộp đơn lên huyện kiện nhà tôi lấn chiếm ra đường dân sinh. Vấn đề này khiến tôi rất hoang mang mà không biết phải sử lý ra sao.
- Giải quyết tranh chấp đất đai khi một bên không thực hiện theo biên bản hòa giải
- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai khi hòa giải không thành
- Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai?
Tư vấn pháp luật đất đai:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về vấn đề: Tranh chấp về lấn chiếm đất nằm trên đường đi chung của nhiều hộ gia đình; chúng tôi xin tư vấn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 7 Điều 166 Luật đất đai năm 2013 người sử dụng đất có quyền khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai. Do đó nếu nhà hàng xóm của bạn có căn cứ chứng minh gia đình bạn lấn chiếm đất thì họ có quyền khiếu nại.
Để giải quyết tranh chấp và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình thì bạn có thể tiến hành giải quyết định như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 về hòa giải tranh chấp đất đai:
“Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai
1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.”
Như vậy, trước hết bạn có thể làm đơn yêu cầu UBND cấp xã nơi có đất để tiến hành hòa giải tranh chấp đất đai. Nếu như hòa giải tại UBND xã không thành thì căn cứ theo Điều 203 Luật đất đai năm 2013:
“Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai
Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;”
Tổng đài tư vấn đất đai trực tuyến 24/7: 19006172
Như vậy, khi hòa giải không thành thì bạn có thể chuẩn bị hồ sơ hòa giải không thành và đơn khởi kiện gửi tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất để yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. Việc giải quyết tranh chấp, gia đình bạn phải có các bằng chứng chứng minh diện tích đất đang sử dụng là hợp pháp.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi về vấn đề: Tranh chấp về lấn chiếm đất nằm trên đường đi chung của nhiều hộ gia đình.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo một số bài viết sau
Thời hạn Tòa án thụ lý đơn giải quyết tranh chấp đất đai
Thủ tục giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tổng đài tư vấn.
- UBND xã có thẩm quyền thu thuế xây dựng nhà ở không
- Bồi thường khi thu hồi đất ở có nguy cơ sụt lún đe dọa tính mạng con người
- Mức phạt hành vi không đăng ký biến động khi thay đổi tên công ty
- Mức hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề khi bị thu hồi đất tại Nghệ An
- Căn cứ để tính giá chuyển nhượng đất khi làm hợp đồng chuyển nhượng