Nghỉ ốm đau có bị tính vào nghỉ phép năm không?
Cho em hỏi: Nghỉ ốm đau có bị tính vào nghỉ phép năm không. Em là nhân viên văn phòng, đóng bảo hiểm cũng được 5 năm rồi. Tháng trước em bị tai nạn; sau khi băng bó ở bệnh viện thì bác sỹ cho em nghỉ 10 ngày để dưỡng thương có hưởng BHXH. Sau 10 ngày em mang giấy tờ bệnh viện lên công ty làm thủ tục để nhận tiền từ bảo hiểm cho những ngày nghỉ đó thì công ty coi những ngày nghỉ của em là nghỉ phép năm nên trừ hết ngày phép năm của em mà không có khoản nào khác. Vậy cho em hỏi công ty em làm vậy có đúng không?
- Công ty trừ phép năm vào ngày nghỉ ốm
- Ngày nghỉ phép có được hưởng chế độ ốm đau
- Vừa nghỉ ốm đau vừa nghỉ không lương thì báo giảm như thế nào?
Tư vấn chế độ ốm đau:
Trường hợp của bạn về nghỉ ốm đau có bị tính vào nghỉ phép năm không. Tổng đài tư vấn xin được hướng dẫn trả lời như sau:
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì:
“Điều 25. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau
1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.”
Bên cạnh đó; căn cứ điểm c khoản 2 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH về điều kiện hưởng chế độ ốm đau:
“2. Không giải quyết chế độ ốm đau đối với các trường hợp sau đây:
c) Người lao động bị ốm đau; tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.”
Theo đó; trường hợp bạn bị tai nạn mà không phải là tai nạn lao động và cũng không đang trong thời gian nghỉ phép hằng năm mà có xác nhận của cơ sở khám bệnh; chữa bệnh có thẩm quyền thì bạn được hưởng chế độ ốm đau.
Về ngày nghỉ hàng năm; tại Điều 113 Bộ luật lao động 2019 có quy định:
“1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.”
Tư vấn chế độ ốm đau trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vậy
Bạn là nhân viên văn phòng; làm việc trong điều kiện bình thường nên được nghỉ hằng năm và hưởng nguyên lương là 12 ngày làm việc. Công ty có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của bạn và phải có trách nhiệm thông báo cho bạn.
Việc công ty tính 10 ngày nghỉ ốm đau do tai nạn của bạn vào ngày nghỉ hằng năm khi chưa tham khảo ý kiến cũng như thông báo trước cho bạn như vậy là trái với quy định của pháp luật. Đây là quyền của bạn cũng như chế độ nghỉ ốm đau là chế độ khác do Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định; mức lương hưởng chế độ cũng khác; không phải là chế độ nghỉ hằng năm. Do đó trong trường hợp này bạn có thể làm đơn khiếu nại gửi đến Giám đốc công ty hoặc công đoàn để bảo vệ quyền lợi của mình.
Trên đây là bài viết tư vấn về nghỉ ốm đau có bị tính vào nghỉ phép năm không? Ngoài ra; bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác tại:
Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau và thời gian nộp
Cách tính mức hưởng chế độ ốm đau ngắn ngày cho lao động
Nếu trong quá trình giải quyết có gì vướng mắc; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
- Có được hưởng lương hưu hàng tháng mức 100% được không?
- NLĐ có thể tự đi chốt sổ bảo hiểm xã hội khi có sai sót hay không?
- NLĐ sinh đôi và sinh phẫu thuật thì được nghỉ mấy ngày dưỡng sức
- Cách tính thời điểm 5 năm liên tục ghi trên thẻ BHYT
- Thủ tục chuyển nơi khám BHYT ban đầu sang bệnh viện Thống Nhất