19006172

Thứ Tư, ngày 1 tháng 1 năm 2025. Chào mừng bạn, buổi tối vui vẻ nhé!

Nghỉ sinh 5 tháng muốn đi làm sớm bị trừ lương để đóng BHXH không?

Nghỉ sinh 5 tháng muốn đi làm sớm bị trừ lương để đóng BHXH không?

Em sinh đôi nên được nghỉ sinh con 7 tháng, tuy nhiên hiện tại em mới nghỉ được 5 tháng thai sản nhưng do có ông bà hai bên chăm sóc nên em muốn đi làm sớm sau sinh được không? Thời gian đi làm sớm em có bị trừ lương để đóng BHXH hay không vì em biết thì trong thời gian thai sản được tính đóng BHXH rồi. Khi em sinh đôi thì sẽ được nghỉ dưỡng sức bao nhiêu ngày?



Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận lut sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi Nghỉ sinh 5 tháng muốn đi làm sớm bị trừ lương để đóng BHXH không? của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, người lao động muốn đi làm sớm sau khi sinh có được không?

Căn cứ theo Điều 40 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

“Điều 40. Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con

1. Lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Sau khi đã nghỉ hưởng chế độ ít nhất được 04 tháng;

b) Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.

2. Ngoài tiền lương của những ngày làm việc, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này.”

Như vậy, bạn có thể đi làm sớm khi đáp ứng đủ các điều kiện: hưởng chế độ thai sản ít nhất 04 tháng; phải báo trước và được NSDLĐ đồng ý. Theo trường hợp của bạn, bạn đã nghỉ thai sản được 05 tháng, nếu muốn được đi làm sơn bạn cần phải thông báo cho công ty và được công ty đồng ý.

Thứ hai, nghỉ sinh 5 tháng muốn đi làm sớm bị trừ lương để đóng BHXH không?

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về Nghỉ sinh 5 tháng muốn đi làm sớm bị trừ lương để đóng BHXH không:

“c) Trường hợp lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo quy định thì thời gian hưởng chế độ thai sản từ khi nghỉ việc đến khi đi làm trước khi hết thi hạn nghỉ sinh được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, kể từ thời điểm đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con thì lao động nữ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội nhưng người lao động và người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.”

Như vậy, ngoài tiền lương bạn vẫn được nhận chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn hưởng chế độ thai sản theo quy định.Tuy nhiên, kể từ khi bạn đi làm sớm cho đến khi hết thời hạn hưởng chế độ thai sản, bạn vẫn phải trích tiền lương để đóng BHXH và BHYT.

Thứ ba, thời gian nghỉ dưỡng sức khi sinh đôi là bao nhiêu ngày?

Căn cứ Khoản 2 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

“Điều 41. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản

2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên”

Như vậy, đối với trường hợp sinh đôi thì người lao động được nghỉ dưỡng sức tối đa là 10 ngày. Tuy nhiên, trường hợp bạn muốn đi làm trước thời hạn nghỉ sinh con là 2 tháng thì bạn sẽ không được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe. Nếu thấy sức khỏe còn yếu bạn có thể tiếp tục nghỉ thai sản cho đến hết thời gian 7 tháng theo quy định.

Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc về Nghỉ sinh 5 tháng muốn đi làm sớm bị trừ lương để đóng BHXH không? bạn vui lòng liên hệ Dịch vụ tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được tư vấn trực tiếp.

->Số tháng và mức hưởng thai sản trong năm 2020 có thay đổi gì không

luatannam