Nghỉ việc có phải đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội?
Nghỉ việc có phải đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội? Tháng 12/2020 tôi nghỉ việc 12 ngày trong tháng và công ty vẫn tham gia bảo hiểm xã hội cho tôi, nhưng đến tháng 01/2020 thì tôi mới nghỉ việc có 03 ngày mà công ty nói không tham gia bảo hiểm cho tôi cho quý I và truy thu lại tiền bảo hiểm y tế trong 3 tháng đó. Công ty nói do tôi không đủ điều kiện nên không được đóng bảo hiểm trong 3 tháng đó. Như vậy có đúng không ạ?
- Có được thay đổi mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội?
- Mức tiền lương tháng tối đa để đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
- Khoản lương nào phải bắt buộc phải đóng bảo hiểm?
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với trường hợp nghỉ việc có phải đóng bảo hiểm Tổng đài tư vấn xin được trả lời bạn như sau:
Tại Điều 42 Mục 2 Chương V Quyết định 595/QĐ- BHXH ngày 14 tháng 04 năm 2017 có đoạn như sau:
“4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
5. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động“.
Như vậy:
Theo quy định trên thì người lao động không làm việc và không hưởng lương 14 ngày trong một tháng mới không được đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó. Nếu doanh nghiệp đăng ký phương thức đóng theo quý thì vẫn phải áp dụng quy định này để tính đóng bảo hiểm cho người lao động trong từng tháng.
Theo những thông tin bạn cung cấp ở trên thì trong tháng 12/2020, bạn mới nghỉ việc được 12 ngày nên công ty tham gia bảo hiểm xã hội cho bạn là đúng quy định. Tuy nhiên sang tháng 1/2021 bạn mới nghỉ việc được 3 ngày mà công ty thông báo là không đủ điều kiện tham gia bảo hiểm xã hội cho quý I là sai quy định. Trong trường hợp này công ty vẫn phải tham gia bảo hiểm xã hội cho bạn trong tháng 1, nếu trong tháng này bạn nghỉ hơn 14 ngày công thì bạn mới không được tham gia bảo hiểm.
Tuy nhiên, bạn không nói cụ thể trường hợp này bạn nghỉ việc do ốm đau, thai sản hay do nguyên nhân gì nên chúng tôi xin tư vấn về vấn đề bảo hiểm y tế như sau:
+) Nếu bạn nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì tháng đó không phải đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế nhưng vẫn được hưởng quyền lợi về bảo hiểm y tế;
Tổng đài tư vấn Bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 19006172
+) Nếu bạn nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì tháng đó bạn không phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế nhưng được cơ quan bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm xã hội và vẫn được hưởng bảo hiểm y tế;
+) Nếu không thuộc hai trường hợp trên thì bạn sẽ vẫn phải đóng bảo hiểm y tế.
Bạn có thể dựa vào những thông tin trên và đối chiếu với trường hợp cụ thể của mình để biết chính xác bạn có phải đóng bảo hiểm y tế không. Nếu công ty vi phạm quyền lợi của bạn thì bạn có thể liên hệ trực tiếp bên phía công đoàn hoặc khiếu nại trực tiếp lên giám đốc công ty cũng như Giám đốc cơ quan BHXH để được đảm bảo quyền lợi.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về vấn đề: Nghỉ việc có phải đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội?. Bạn có thể tham khảo thêm về mức đóng tại các bài viết sau:
Cách xác định mức tiền lương tháng phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Tỷ lệ đóng bảo hiểm của người lao động năm 2018
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề thắc mắc về Nghỉ việc có phải đóng bảo hiểm, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
- Sau sinh không trở lại làm việc có hưởng chế độ dưỡng sức sau thai sản?
- Điều kiện hưởng chế độ thai sản khi lao động nữ đã nghỉ việc
- Chậm chốt sổ bảo hiểm do nợ tiền BHXH thì có bị xử phạt không?
- Mức hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng xã đảo, huyện đảo
- Mức đóng BHYT hộ gia đình khi mua không cùng lúc