Nghỉ việc để dưỡng thai do thai yếu được hưởng chế độ như thế nào?
Cho em hỏi: Nghỉ việc để dưỡng thai do thai yếu được hưởng chế độ như thế nào? Tôi đang làm việc theo hợp đồng không thời hạn tại trường mầm non công lập. Nay tôi đã mang thai được 03 tháng nhưng do thai quá yếu nên bác sỹ chỉ định phải nghỉ dưỡng thai ở nhà thì tôi có đủ điều kiện hưởng thai sản không? Luật có quy định nghỉ dưỡng thai bao lâu không?
- Nghỉ việc dưỡng thai có phải báo trước không?
- Nghỉ dưỡng thai được hưởng thai sản khi sinh không?
- Nghỉ dưỡng thai có cần báo trước với công ty và có bị cắt chế độ bảo hiểm không?
Tư vấn chế độ thai sản
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. với câu hỏi của bạn về nghỉ việc để dưỡng thai do thai yếu được hưởng chế độ như thế nào. Chúng tôi xin trả lời như sau:
Thứ nhất; điều kiện hưởng chế độ thai sản
Căn cứ tại điểm b khoản 1 và khoản 3 điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:
“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
b) Lao động nữ sinh con;
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh; chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.”
Như vậy, theo như thông tin bạn cung cấp; bạn làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn tại trường mầm non công lập. Bạn mang thai được 3 tháng thì phải nghỉ việc để dưỡng thai do thai yếu.
Vì bạn không cung cấp thông tin về thời gian đóng bảo hiểm xã hội của bạn cũng như thời gian bác sỹ chỉ định nghỉ dưỡng thai là bao lâu nên để được hưởng chế độ thai sản thì trước hết bạn phải có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên đồng thời phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Tư vấn chế độ thai sản trực tuyến 24/7: 1900 6172
Thứ hai; quy định về thời gian nghỉ dưỡng thai
Căn cứ tại điểm b mục 2 Công văn 3432/LĐTBXH-BHXH quy định:
“b) Theo quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội thì lao động nữ đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Luật bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn không quy định thời gian tối thiểu nghỉ dưỡng thai để được hưởng chế độ thai sản theo điều kiện quy định nêu trên.”
Theo quy định trên thì Luật bảo hiểm xã hội và các văn bản hướng dẫn không quy định thời gian tối thiểu nghỉ dưỡng thai để được hưởng chế độ thai sản. Do đó; nếu đáp ứng điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm nêu trên thì bạn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.
Trên đây là bài viết tư vấn về nghỉ việc để dưỡng thai do thai yếu. Ngoài ra; bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác tại:
Thời gian nghỉ dưỡng thai tối thiểu để được hưởng chế độ khi sinh?
Thời hạn sử dụng của giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai?
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Nghỉ không lương có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
- Nghỉ việc quá 14 ngày do tai nạn lao động thì công ty có phải đóng BHXH không?
- Về hưu trước tuổi do suy giảm sức khỏe hay theo diện tinh giản biên chế
- Trợ cấp tuất một lần cho thân nhân người đang hưởng lương hưu chết
- Đang mắc bệnh dài ngày có được hưởng chế độ thai sản cho nam