Ngừng đóng BHYT quá 3 tháng có được đóng nối tiếp không?
Ngừng đóng BHYT quá 3 tháng có được đóng nối tiếp không? Thời đi học em đã đóng bảo hiểm và có thời điểm đủ 5 năm liên tục từ năm 2020. Em ra trường năm 2019 và không còn đóng BHYT nữa. Giờ em mới xin đi làm ở công ty thì em có được tính đóng nối tiếp BHYT 5 năm tục không? Mức hưởng của em như thế nào? Rất mong được được sự tư vấn! Em cảm ơn!
- Thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục có thể bị gián đoạn tối đa bao lâu?
- Đóng gián đoạn 4 tháng nhận thẻ BHYT 5 năm liên tục được không?
- Có bị gián đoạn thời gian khi gia hạn trước ngày BHYT hết hạn?
Tư vấn bảo hiểm y tế
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Về vấn đề ngừng đóng BHYT quá 3 tháng có được đóng nối tiếp không; chúng tôi xin trả lời bạn như sau:
Thứ nhất, về việc nối tiếp thời hạn 5 năm liên tục:
Khoản 5 Điều 12 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định như sau:
“5. Thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên đối với đối tượng phải cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Thời gian tham gia bảo hiểm y tế liên tục là thời gian sử dụng ghi trên thẻ bảo hiểm y tế lần sau nối tiếp lần trước; trường hợp gián đoạn tối đa không quá 03 tháng.
Người được cơ quan có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, làm việc hoặc theo chế độ phu nhân, phu quân hoặc con đẻ, con nuôi hợp pháp dưới 18 tuổi đi theo bố hoặc mẹ công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thì thời gian ở nước ngoài được tính là thời gian tham gia bảo hiểm y tế.
Người lao động khi đi lao động ở nước ngoài thì thời gian đã tham gia bảo hiểm y tế trước khi đi lao động ở nước ngoài được tính là thời gian đã tham gia bảo hiểm y tế nếu tham gia bảo hiểm y tế khi về nước trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhập cảnh.
Người lao động trong thời gian làm thủ tục chờ hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp theo quy định của Luật việc làm thì thời gian đã tham gia bảo hiểm y tế trước đó được tính là thời gian đã tham gia bảo hiểm y tế.
Đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật bảo hiểm y tế khi nghỉ hưu, xuất ngũ, chuyển ngành hoặc thôi việc, nếu thời gian học tập, công tác trong quân đội nhân dân, công an nhân dân và tổ chức cơ yếu chưa tham gia bảo hiểm y tế thì thời gian đó được tính là thời gian tham gia bảo hiểm y tế liên tục.”
Theo đó, thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục là thời gian sử dụng ghi trên thẻ bảo hiểm y tế lần sau nối tiếp lần trước; trường hợp gián đoạn tối đa không quá 03 tháng.
Trong trường hợp này bạn đã ngừng đóng BHYT từ năm 2019, tới nay đã quá trên 03 tháng nên bạn sẽ không đủ điều kiện tham gia BHYT 5 năm liên tục nữa. Công ty bạn sẽ phải tham gia BHYT cho bạn theo đối tượng mới và có thời hạn tham gia BHYT tính lại từ đầu chứ không được đóng nối tiếp với thẻ cũ.
Dịch vụ tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Thứ hai, mức hưởng BHYT của đối tượng tham gia BHYT doanh nghiệp
Căn cứ Khoản 1 Điều 22 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định:
“Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
đ) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác”.
Khi bạn đi khám chữa bệnh bảo hiểm y tế đúng tuyến, bạn sẽ được hưởng 80% chi phí khám chữa bệnh.
Trên đây là bài viết về vấn đề ngừng đóng BHYT quá 3 tháng có được đóng nối tiếp không. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bài viết:
Thời gian tham gia BHYT năm năm liên tục được hiểu như thế nào?
Tham gia BHYT 5 năm liên tục có được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh?
Nếu còn vướng mắc về vấn đề ngừng đóng BHYT quá 3 tháng có được đóng nối tiếp không; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Chồng đóng 2 năm BHXH rồi nghỉ việc có được hưởng thai sản khi vợ sinh?
- Nghỉ việc hai tháng không lương có được hưởng thất nghiệp không?
- Thủ tục báo giảm thai sản khi NLĐ nghỉ sinh phải tiến hành như thế nào?
- Thanh toán BHXH một lần khi đóng từ năm 2009 đến năm 2013
- Hồ sơ hưởng BHTN khi không nhận tại nơi đóng bảo hiểm