19006172

Người bệnh đi tái khám muộn hơn so với giấy hẹn có được không?

Người bệnh đi tái khám muộn hơn so với giấy hẹn có được không?

Người bệnh đi tái khám muộn hơn so với giấy hẹn có được không? Cho em hỏi về vấn đề tháng trước bố em có đi khám bệnh và đã có giấy hẹn tái khám theo chỉ định của bác sĩ tại bệnh viện nhưng hôm nay em có việc bận nên muốn đưa bố đi tái khám muộn mấy ngày thì có được không? Giấy chuyển tuyến ban đầu của bố em hết hạn trước ngày tái khám thì có sao không? Trong trường hợp đi tái khám nhưng người bệnh không tự đi được mà phải thuê xe vận chuyển thì những chi phí vận chuyển này có được thanh toán không? Xin cảm ơn rất nhiều.



Người bệnh đi tái khám muộn

Hỗ trợ tư vấn bảo hiểm y tế qua tổng đài 19006172

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Thứ nhất, người bệnh đi tái khám muộn hơn so với giấy hẹn có được không?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:

“Điều 15. Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế

5. Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh, người tham gia bảo hiểm y tế phải xuất trình hồ sơ chuyển tuyến của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và giấy chuyển tuyến theo Mẫu số 6 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp giấy chuyển tuyến có giá trị sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 nhưng đợt điều trị chưa kết thúc thì được sử dụng giấy chuyển tuyến đó đến hết đợt điều trị.

Trường hợp khám lại theo yêu cầu điều trị, người tham gia bảo hiểm y tế phải có giấy hẹn khám lại của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Mẫu số 5 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.”

Bên cạnh đó, căn cứ theo Mẫu số 5 Phụ lục kèm theo Nghị định số 146/2018/NĐ-CP về mẫu giấy hẹn khám lại quy định như sau:

Hẹn khám lại vào giờ … ngày …. tháng …. năm ……… , hoặc đến bất kỳ thời gian nào trước ngày hẹn khám lại nếu có du hiệu (triệu chứng) bất thường.

Giấy hẹn khám lại chỉ có giá trị sử dụng 01 lần trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày hẹn khám lại.”

Như vậy, dẫn chiếu đến trường hợp của bạn, bố bạn đã đi khám và đã có giấy hẹn tái khám theo chỉ định của bác sĩ tại bệnh viện nên bạn vẫn có thể đi muộn hơn ngày hẹn tái khám theo quy định nhưng chỉ được chấp nhận trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày hẹn khám lại. Bên cạnh đó, bố bạn sẽ không cần phải xin giấy chuyển tuyến khám chữa bệnh khi đi tái khám.

Thứ hai, đi tái khám theo BHYT có được thanh toán chi phí vận chuyển không?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:

“Điều 26. Thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh

1. Người tham gia bảo hiểm y tế thuộc đối tượng quy định tại các khoản 3, 4, 7, 8, 9 và 11 Điều 3 Nghị định này trong trường hợp cấp cứu hoặc đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện lên tuyến trên, bao gồm:

a) Từ tuyến huyện lên tuyến tỉnh;

b) Từ tuyến huyện lên tuyến trung ương.”

Như vậy, theo quy định trên thì chi phí vận chuyển BHYT sẽ được áp dụng cho các đối tượng quy định pháp luật và chỉ trong trường hợp cấp cứu hoặc đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện lên tuyến trên. Dẫn chiếu đến trường hợp của bạn, khi bố  bạn đi tái khám nhưng người bệnh không tự đi được mà phải thuê xe vận chuyển thì cũng không thuộc trường hợp được hưởng chi phí vận chuyển BHYT theo quy định.

Trên đây là bài viết về vấn đề đi tái khám theo BHYT có được thanh toán chi phí vận chuyển không?

Nếu còn vướng mắc về vấn đề liên quan đến bảo hiểm y tế bạn vui lòng liên hệ đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến – 1900 6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.

Có giấy hẹn tái khám có cần xin lại giấy chuyển viện không?

Đi tái khám trước ngày hẹn khi có vấn đề phát sinh được không?

luatannam