Người lao động muốn về hưu do suy giảm khả năng lao động
Bố tôi là giáo viên, hiện nay 56 tuổi có 34 năm 8 tháng đóng BHXH. Nay bố tôi bị bệnh nhồi máu não di chứng ½ cơ thể bên trái bị yếu, đi lại khó khăn. Bố tôi muốn xin về hưu do suy giảm khả năng lao động thì có được không và cần thủ tục gì? Nếu nghỉ, bố tôi được hưởng chế độ gì? Bố tôi có được nhận trợ cấp 1 lần dành cho người về hưu nữa không?
- Giám định sức khỏe để làm thủ tục hưởng lương hưu trước tuổi
- Chế độ hưu trí cho người lao động suy giảm khả năng lao động 61% trở lên
- Dịch vụ tính chế độ hưu trí chính xác 100%
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi Người lao động muốn về hưu do suy giảm khả năng lao động tới Tổng đài tư vấn. Chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Thứ nhất, về điều kiện nghỉ hưu trước tuổi;
Căn cứ Khoản 1 Điều 55 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 sửa đổi, bổ sung tại Điều 219 Bộ luật lao động năm 2019 quy định:
“Điều 55. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến dưới 81%;
b) Có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động khi bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 169 Bộ luật lao động năm 2019 quy định như sau:
“2. Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
Theo quy định trên:
Năm 2023, lao động nam đóng BHXH ít nhất 20 năm thuộc một trong hai trường hợp sau sẽ được về hưu sớm:
+) Đủ 55 tuổi 9 tháng và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên; hoặc
+) Đủ 50 tuổi 9 tháng suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên
Do đó, bố bạn 56 tuổi, có 34 năm 8 tháng tham gia BHXH nên nếu có kết luận của Hội đồng giám định y khoa suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì bố bạn đủ điều kiện nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động.
Thứ hai, về thủ tục để về hưu sớm do suy giảm khả năng lao động
Bước 01: Giám định mức suy giảm khả năng lao động
Căn cứ Khoản 3 Điều 5 Thông tư 56/2017/TT-BYT thì bố bạn cần chuẩn bị hồ sơ gồm:
+ Giấy đề nghị khám giám định
+ Bản chính hoặc bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ khám, điều trị bệnh, tật sau: Tóm tắt hồ sơ bệnh án, Giấy xác nhận khuyết tật, Giấy ra viện, Sổ khám bệnh, bản sao Hồ sơ bệnh nghề nghiệp, Biên bản giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động đối với người đã được khám giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động;
+ Một trong các giấy tờ có ảnh sau đây: Chứng minh nhân dân; Căn cước công dân; Hộ chiếu còn hiệu lực. Trường hợp không có các giấy tờ nêu trên thì phải có Giấy xác nhận của Công an cấp xã có dán ảnh, đóng giáp lai trên ảnh và được cấp trong thời gian không quá 03 tháng tính đến thời điểm đề nghị khám giám định.
Các giấy tờ cần nộp đến Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh nơi bố bạn đang cư trú hoặc làm việc.
Ngoài ra, bạn có thể xem chi tiết thủ tục giám định y khoa tại bài viết sau: Thủ tục giám định sức khỏe và điều kiện để nghỉ hưu trước tuổi
Bước 2: Sau khi giám định mà đáp ứng đủ điều kiện như đã nêu trên thì cần làm hồ sơ đề nghị hưởng lương hưu
Vấn đề này bạn vui lòng tham khảo bài viết: Thủ tục làm chế độ hưu trí cho người lao động tại công ty
Hỗ trợ tư vấn chế độ hưu trí trực tuyến 24/7: 1900 6172
Thứ ba, về chế độ nghỉ hưu của bố bạn khi suy giảm khả năng lao động;
Căn cứ Khoản 2 Điều 56 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì cách tính mức hưởng lương hưu như sau:
“Điều 56. Mức lương hưu hằng tháng
2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.”
Theo quy định nêu trên, đối với lao động nam về hưu vào năm 2023 thì 20 năm đầu được tính là 45%, sau đó cứ thêm 1 năm đóng BHXH sẽ được hưởng thêm 2%. Vậy, bố bạn đóng được 34 năm 8 tháng được làm tròn thành 35 năm, khi đó: mức hưởng lương hưu của bố bạn là: 45% + (35 – 20) * 2% = 75%.
Như vậy: 35 năm đóng BHXH sẽ tương ứng với 75% mức bình quân tiền lương và bố bạn không được nhận trợ cấp một lần khi về hưu theo Điều 38 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.
Trên đây là bài viết về vấn đề người lao động muốn về hưu do suy giảm khả năng lao động. Bạn có thể tham khảo bài viết: Tính lương hưu khi đóng được 38 năm 2 tháng (số liệu thực)
Nếu còn vướng mắc về Người lao động muốn về hưu do suy giảm khả năng lao động; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn chế độ hưu trí trực tuyến 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
-> Thời điểm hưởng lương hưu cho người về hưu trước tuổi
- Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi đóng được 5 năm 7 tháng
- Xác định lại thời gian 5 năm liên tục khi chuyển đổi mã quyền lợi BHYT
- Có hai sổ BHXH thì được rút tiền BHXH một lần ở sổ cũ hay không?
- Quy định về các đối tượng được hưởng chế độ ốm đau năm 2021
- Chi phí giám định khi bị suy giảm khả năng lao động dưới 5%