Người lao động thỏa thuận không đóng bảo hiểm bị phạt thế nào?
Xin chào tổng đài tư vấn bảo hiểm xã hội! Tôi là người lao động vừa kí hợp đồng 1 năm với công ty. Do bản thân cũng nhiều tuổi và không có nhu cầu đóng bảo hiểm xã hội để sau này nhận lương hưu nên tôi muốn thỏa thuận việc không đóng bảo hiểm xã hội trong thời gian tôi làm việc ở công ty. Việc thỏa thuận đó giữa tôi và người sử dụng lao động có được hay không? Mong tổng đài giải đáp giúp. Xin chân thành cảm ơn rất nhiều!
- Thỏa thuận không đóng bảo hiểm xã hội với người lao động
- Không làm việc ở công ty vẫn được nhận tiền thai sản khi sinh.
- Có thể không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
Hỗ trợ tư vấn Bảo hiểm xã hội trực tuyến 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Căn cứ pháp luật: điểm 1.1 và điểm 1.2 Khoản 1 Điều 4 Văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH quy định như sau:
“Điều 4. Đối tượng tham gia theo quy định tại Điều 2 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:
1.1. Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
1.2. Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ ngày 01/01/2018);”
Theo quy định này, người lao động có hợp đồng lao động từ 01 tháng trở lên thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội. Vì đây là loại bảo hiểm xã hội bắt buộc nên không cho phép việc thỏa thuận tham gia hay không tham gia giữa người lao động và người sử dụng lao động. Một khi giao kết hợp đồng lao động có thời hạn từ 01 tháng trở lên thì pháp luật bảo hiểm bắt buộc người lao động và người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ tham gia bảo hiểm xã hội.
Mặt khác, căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 39. Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, tham gia không đúng đối tượng hoặc tham gia không đúng mức quy định.”
Như vậy, hợp đồng lao động của bạn có thời hạn 1 năm nên bạn và công ty nơi bạn làm việc bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội. Trường hợp bạn có hành vi thỏa thuận việc không tham gia bảo hiểm xã hội với công ty, bạn sẽ bị xử phạt từ 500.000 đồng tới 1.000.000 đồng.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:
- Có bị xử phạt khi không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc?
- Người lao động hay công ty bị xử phạt khi không tham gia bảo hiểm xã hội?
- Có bị phạt vi phạm hành chính khi truy thu bảo hiểm xã hội không?
Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Cách tính mức hưởng TCTN theo quy định hiện hành
- Chế độ ốm đau khi 2 con dưới 7 tuổi ốm đau cùng lúc
- Nghỉ thai sản trước sinh năm 2021 được quy định như thế nào?
- Nghỉ thai sản xong quay lại làm việc yêu cầu làm chế độ dưỡng sức được không?
- Tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp khi nghỉ thai sản 6 tháng