Người lao động thông báo tìm kiếm việc làm theo quy định hiện hành
Có phải khi nhận trợ cấp thất nghiệp thì hàng tháng người lao động đều phải tự mình đến thông báo việc tìm kiếm việc làm đúng không ạ? Nếu như không đến thì sẽ như thế nào ạ? Liệu có trường hợp nào được miễn hoặc nhờ người khác thông báo thay không ạ? Em cám ơn nhiều ạ!
- Thời gian NLĐ thông báo tìm kiếm việc làm hằng tháng
- Có được tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp sau khi đã có việc làm mới?
Tư vấn Bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến 1900 6172
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Tổng đài tư vấn. Nội dung câu hỏi về Người lao động thông báo tìm kiếm việc làm của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, quy định về việc người lao động thông báo tìm kiếm việc làm
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH về việc Người lao động thông báo tìm kiếm việc làm
“Điều 10. Thông báo về việc tìm kiếm việc làm theo quy định tại Điều 52 Luật Việc làm
1. Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, hằng tháng người lao động phải trực tiếp thông báo về việc tìm kiếm việc làm với trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Mẫu số 16 ban hành kèm theo Thông tư này, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.”
Như vậy, trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, hằng tháng bạn phải trực tiếp thông báo về việc tìm kiếm việc làm cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp theo mẫu.
Thứ hai, không thông báo tìm kiếm việc làm bị ảnh hưởng thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 53 Luật việc làm năm 2013 về tạm dừng, chấm dứt hưởng bảo hiểm thất nghiệp:
“Điều 53. Tạm dừng, tiếp tục, chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp khi không thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định tại Điều 52 của Luật này.
3. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trong các trường hợp sau đây:
e) Không thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định tại Điều 52 của Luật này trong 03 tháng liên tục.”
Theo đó, trường hợp bạn không thông báo tìm kiếm việc làm sẽ bị tạm dững trợ cấp thất nghiệp. Nếu không thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm trong 03 tháng liên tục thì bạn bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp và thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp còn lại chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp cũng không được bảo lưu.
Thứ ba, có được miễn thông báo tìm kiếm việc làm?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 ĐIều 10 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH như sau:
“2. Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không phải thực hiện thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm nếu thời gian thông báo về việc tìm kiếm việc làm nằm trong khoảng thời gian mà người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Nam từ đủ 60 tuổi trở lên, nữ từ đủ 55 tuổi trở lên;
b) Người lao động được xác định thuộc danh mục bệnh phải điều trị dài ngày có giấy xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;
c) Nghỉ hưởng chế độ thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền. Riêng đối với trường hợp nam giới có vợ chết sau khi sinh con mà phải trực tiếp nuôi dưỡng con thì giấy tờ xác nhận là giấy khai sinh của con và giấy chứng tử của mẹ;
d) Đang tham gia khóa học nghề theo quyết định của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và có xác nhận của cơ sở dạy nghề;
đ) Thực hiện hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 03 tháng.”
Vậy, NLĐ được miễn thông báo hằng tháng về tìm kiếm việc làm nếu thời gian thông báo tìm kiếm việc làm nằm trong khoảng thời gian mà NLĐ thuộc một trong các trường hợp:
– Nam từ đủ 60 tuổi trở lên, nữ từ đủ 55 tuổi trở lên.
– NLĐ được xác định thuộc danh mục bệnh phải điều trị dài ngày có giấy xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền.
– Nghỉ hưởng chế độ thai sản có giấy xác nhận.
– Đang tham gia khóa học nghề có quyết định và xác nhận của cơ quan có thẩm quyền.
– Thực hiện hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc có thời hạn dưới 03 tháng.
Thứ tư, trường hợp Người lao động thông báo tìm kiếm việc làm nhưng ủy quyền
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 10 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH về ủy quyền thông báo tìm kiếm việc làm:
“3. Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp không phải trực tiếp thông báo hằng tháng về việc tìm kiếm việc làm nếu thời gian thông báo về việc tìm kiếm việc làm nằm trong khoảng thời gian mà người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Ốm đau nhưng không thuộc trường hợp quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền;
b) Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;
c) Bị hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
d) Cha, mẹ, vợ/chồng, con của người lao động chết; người lao động hoặc con của người lao động kết hôn có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.”
Theo quy định trên thì NLĐ được phép ủy quyền cho người khác thông báo tìm kiếm việc làm khi thuộc một trong các trường hợp sau:
– Ốm đau nhưng không thuộc trường hợp thuộc danh mục điều trị dài ngày.
– Bị tai nạn có xác nhận của csgt hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền.
– Bị hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch UBND cấp xã.
– Cha, mẹ, vợ/ chồng, con của NLĐ chết; NLĐ hoặc con củ NLĐ kết hôn có giấy xác nhận của UBND cấp xã.
Trên đây là toàn bộ giải đáp của chúng tôi về vấn đề Người lao động thông báo tìm kiếm việc làm theo quy định hiện hành.
Mọi thắc mắc liên quan đến Người lao động thông báo tìm kiếm việc làm, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn bảo hiểm thất nghiệp online: 19006172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
-> Có được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi ký hợp đồng thử việc?