Nhiễm độc chì nghề nghiệp thì bao lâu được đi khám một lần?
Cho tôi hỏi có phải người đã được xác định là mắc bệnh nghề nghiệp thì sẽ được đi khám định kỳ đúng không ạ? Tôi bị nhiễm độc chì nghề nghiệp thì bao lâu được đi khám 1 lần và khám những nội dung gì? Xin cảm ơn các bạn đã đọc và giải đáp!
- Hỗ trợ phí khám bệnh nghề nghiệp cho người đã chuyển công việc khác
- Điều trị bệnh nghề nghiệp có được công ty trả phần chi phí ngoài phạm vi BHYT không?
- Công ty có phải hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp cho người lao động?
Tư vấn chế độ bệnh nghề nghiệp:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Về vấn đề khám định kỳ cho người nhiễm độc chì nghề nghiệp; chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư 28/2016/TT-BYT:
“Điều 11. Đối tượng và thời gian khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp
1. Người lao động đã được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp.
2. Thời gian khám định kỳ bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này”.
Theo đó, người lao động đã được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp sẽ được khám định kỳ. Bạn cho biết bạn đã được xác định bị nhiễm độc chì nghề nghiệp nên sẽ được đi khám định kì.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Mục 8 Phụ lục 6 về thời gian và nội dung khám định kì cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2016/TT-BYT, đối với trường hợp bạn bị nhiễm độc chì nghề nghiệp thì:
– Bạn sẽ được khám định kỳ bệnh nghề nghiệp 6 tháng 1 lần;
Tư vấn chế độ bệnh nghề nghiệp trực tuyến 24/7: 1900 6172
– Nội dung khám bao gồm khám chuyên khoa và khám cận lâm sàng, cụ thể như sau:
+) Nội dung khám chuyên khoa: Hệ tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh, tâm thần, tai mũi họng, mắt, xương khớp, da, niêm mạc và hệ tạo máu;
+) Nội dung khám cận lâm sàng:
- Máu: định lượng chì máu (trong trường hợp tiếp xúc chì vô cơ), công thức máu, hồng cầu hạt kiềm, huyết sắc tố,…;
- Nước tiểu: định lượng chì niệu (trong trường hợp tiếp xúc chì hữu cơ), ∆ ALA niệu (trong trường hợp tiếp xúc chì vô cơ), trụ niệu, hồng cầu.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Đã nghỉ việc thì có được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp không?
Công ty có phải giao hồ sơ bồi thường bệnh nghề nghiệp cho người lao động
Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.