Những điểm mới về mức lương tối thiểu vùng
Theo tôi biết sang năm 2020 và năm 2021, nhà nước có điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng. Như vậy đúng không và cụ thể thay đổi như thế nào?
- Đóng bảo hiểm khi doanh nghiệp hoạt động trên nhiều địa bàn khác nhau
- Phân biệt mức lương tối thiểu vùng và mức lương cơ sở
- Mức tiền lương tháng tối đa để đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi Những điểm mới về mức lương tối thiểu vùng cho chúng tôi. Với câu hỏi của bạn Tổng đài tư vấn xin tư vấn như sau:
Căn cứ vào Điều 2 và Điều 3 Nghị định 90/2020/NĐ-CP quy định lương tối thiểu vùng mới nhất và có hiệu lực từ ngày 01/01/2020:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động.
2. Doanh nghiệp thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.
3. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động.
4. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Nghị định này).
Các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức và cá nhân quy định tại các khoản 2, 3 và khoản 4 Điều này sau đây gọi chung là doanh nghiệp.
Điều 3. Mức lương tối thiểu vùng
1. Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp như sau:
a) Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.
b) Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.
c) Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.
d) Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.
2. Địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định theo đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh. Danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu thuộc vùng I, vùng II, vùng III và vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.”
Như vậy, thì mức lương tối thiểu vùng có những sự thay đổi cơ bản như sau:
+ Thứ nhất, về mức lương tối thiểu vùng tăng lên như sau:
– Vùng I: 4.420.000 đồng/tháng;
– Vùng II: 3.920.000 đồng/tháng;
– Vùng III: 3.430.000 đồng/tháng;
– Vùng IV: 3.070.000 đồng/tháng;
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
+ Thứ hai, xác định vùng để đóng bảo hiểm: Bạn có thể tham khảo tại phụ lục các danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng áp dụng từ ngày 01/01/2020 ban hành kèm theo Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Mức lương tối đa đóng bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế
Khoản lương nào bắt buộc phải đóng bảo hiểm?
Hy vọng rằng với sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn biết thêm những thông tin về những điểm mới về mức lương tối thiểu vùng.
Mọi thắc mắc liên quan đến những điểm mới về mức lương tối thiểu vùng; xin vui lòng liên hệ Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Giám đốc Công ty cổ phần có cần ký hợp đồng để tham gia BHXH không?
- Thẻ BHYT cận nghèo có được hỗ trợ tiền đi lại khi chuyển tuyến không?
- Thủ tục chốt sổ BHXH cho người lao động đã nghỉ việc
- Chồng ngừng đóng bảo hiểm xã hội thì có được hưởng thai sản?
- Giải quyết chế độ cho cha và mẹ khi cùng nghỉ chăm sóc con ốm