NLĐ có thể tự báo giảm và chốt sổ BHXH khi nghỉ ngang không?
Em vừa vào làm việc ở công ty được nửa năm và có ràng buộc hợp đồng. Nhưng công ty quá tệ và em muốn bỏ việc ngang. Nhưng vì chưa đủ thời gian kết thúc hợp đồng lao động, nên khỉ em nghỉ thì công ty yêu cầu đền bù, vì em không chịu đền bù nên công ty không chịu trả và chốt sổ bảo hiểm xã hội cho em. Hiện em chỉ cầm tờ bìa màu xanh Sổ bảo hiểm xã hội, còn các giấy tờ khác bên trong thì công ty giữ.
Vậy em có thể tự mình lên cơ quan bảo hiểm xã hội để chốt sổ BHXH và báo cắt giảm được không. Hoặc khi qua công ty mới mà công ty cũ không chịu chốt sổ cho em thì em có thể làm sổ mới được không. Em xin cảm ơn.
- Nghỉ ngang có được hưởng bảo hiểm xã hội một lần không?
- Ký hợp đồng thử việc mà nghỉ ngang có phải bồi thường cho công ty?
- Nghỉ ngang có được công ty trả sổ bảo hiểm xã hội
Tư vấn bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn về NLĐ có thể tự báo giảm và chốt sổ BHXH khi nghỉ ngang không; chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Thứ nhất, về trả sổ BHXH khi nghỉ ngang:
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
“Điều 48. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động
“3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.”
Như vậy, theo quy định trên thì khi chấm dứt hợp đồng lao động thì trong thời hạn 14 ngày hoặc tối đa 30 ngày; công ty phải có trách nhiệm chốt sổ cho người lao động mà không phụ thuộc vào việc người lao động nghỉ việc đúng luật hay trái luật
Dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Bạn vừa vào làm việc ở công ty được nửa năm và có ràng buộc hợp đồng. Nhưng công ty quá tệ và bạn muốn bỏ việc ngang. Nhưng vì chưa đủ thời gian kết thúc hợp đồng lao động, nên khi bạn nghỉ thì công ty yêu cầu đền bù, vì bạn không chịu đền bù nên công ty không chịu trả và chốt sổ bảo hiểm xã hội cho bạn là không đúng quy định.
Trường hợp này bạn có thể làm đơn khiếu nại gửi đến Phòng Lao động – Thương binh & Xã hội để cơ quan này giải quyết buộc công ty thực hiện chốt và trả lại sổ BHXH cho bạn.
Thứ hai, về báo giảm và chốt sổ BHXH:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 32 Quyết định 595/QĐ-BHXH như sau:
“Điều 32. Đơn vị sử dụng lao động, UBND xã, Đại lý thu/nhà trường, Cơ sở trợ giúp xã hội, Cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh và người có công; Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc ngành lao động, thương binh và xã hội và cơ quan quản lý đối tượng
1. Đơn vị sử dụng lao động
1.2. Kê khai hồ sơ
a) Đăng ký, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT hằng tháng: theo quy định tại Điều 23.”
Bên cạnh đó, về trường hợp NLĐ có thể tự chốt sổ BHXH bạn có thể tham khảo tại bài viết Người lao động có thể tự chốt sổ bảo hiểm trong trường hợp nào?
Như vậy theo quy định trên dẫn chiếu đến trường hợp của bạn; Bạn nghỉ ngang và công ty yêu cầu đền bù, vì bạn không chịu đền bù nên công ty không chịu trả và chốt sổ bảo hiểm xã hội cho bạn. Hiện bạn chỉ cầm tờ bìa màu xanh sổ BHXH, còn các giấy tờ khác bên trong thì công ty giữ. Vì trách nhiệm báo giảm và chốt sổ là của công ty bạn nên bạn không thể tự lên cơ quan BHXH để báo giảm và chốt sổ BHXH.
Thứ ba, về việc đóng BHXH vào sổ mới:
Căn cứ Khoản 72 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 quy định:
“2. Gộp sổ BHXH và hoàn trả
Trường hợp một người có từ 2 sổ BHXH trở lên đề nghị gộp sổ BHXH, cán bộ Phòng/Tổ cấp sổ, thẻ thực hiện kiểm tra, đối chiếu nội dung đã ghi trên các sổ BHXH và cơ sở dữ liệu; lập Danh sách đề nghị gộp sổ BHXH (Mẫu C18-TS) chuyển cán bộ Phòng/Tổ quản lý thu thực hiện:
+ Trường hợp thời gian đóng BHXH trên các sổ BHXH không trùng nhau: Thực hiện gộp quá trình đóng BHXH của các sổ BHXH trên cơ sở dữ liệu; hủy mã số sổ BHXH đã gộp.
+ Trường hợp thời gian đóng BHXH trên các sổ BHXH trùng nhau: lập Quyết định hoàn trả (Mẫu C16-TS) để hoàn trả cho người lao động theo quy định tại Điểm 2.3 Khoản 2 Điều 43.”
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vậy về nguyên tắc, mỗi người chỉ có một sổ bảo hiểm, trong trường hợp một người có hai sổ bảo hiểm trở lên thì phải làm thủ tục gộp sổ bảo hiểm.
Vì vậy, trong trường hợp khi qua công ty mới thì bạn vẫn phải tham gia đóng BHXH vào sổ BHXH cũ.
Kết luận:
Trường hợp của bạn không thể tự báo giảm và chốt sổ BHXH khi nghỉ ngang.
Trên đây là bài viết về vấn đề NLĐ có thể tự báo giảm và chốt sổ BHXH khi nghỉ ngang không? Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Hồ sơ chốt sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động mới nhất
Khi người lao động nghỉ việc làm thế nào để chốt sổ?
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.