Nơi nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Xin chào Tổng đài tư vấn, cho em hỏi về nơi nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Ngày trước em làm việc trong chi nhánh Đồng Nai. Có đăng kí BHXH, BHTN trong đó (hộ khẩu thường trú và CMND đều ghi địa chỉ Đồng Nai); sau đó em cắt khẩu về Bắc Ninh nhưng vẫn dùng CMND đăng kí Đồng Nai; và chuyển công tác về chi nhánh ngoài Hà Nội (cùng công ty). Giờ thì em mới nghỉ và đã lấy sổ rồi. Vậy anh/chị cho em hỏi trường hợp này em có đủ điều kiện hưởng BHTN ở Bắc Ninh hay Hà Nội không ạ?
- Có được đóng bảo hiểm thất nghiệp sau khi nghỉ việc?
- Ngày nhận trợ cấp thất nghiệp
- Các trường hợp chấm dứt hưởng thất nghiệp
Tư vấn Bảo hiểm thất nghiệp:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới công ty Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời bạn về nơi nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp như sau:
Căn cứ tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định:
“Điều 17. Nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại Điều 16 của Nghị định này cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.“
Theo quy định trên, trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động chưa có việc làm và có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.
Như vậy:
Trong trường hợp của bạn, theo quy định của pháp luật; thì bạn có quyền được nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại Điều 16 của Nghị định 28/2015/ND-CP đến trung tâm dịch vụ việc làm tại Bắc Ninh hay Hà Nội. Chỉ cần nơi đó thuận tiện với nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp của bạn.
Ngoài ra, về hồ sơ, căn cứ quy định tại Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP và Khoản 6 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP, bao gồm:
+ Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ LĐ-TBXH quy định ( mẫu số 03: Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH)
+ Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc: quyết định nghỉ việc, quyết định sa thải, hợp đồng lao động hết hạn…
+ Sổ bảo hiểm xã hội.
Lưu ý: Bạn cần nộp hồ sơ hưởng thất nghiệp trong thời gian 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động để đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp. Và khi đi nộp hồ sơ bạn vui lòng mang CMND để xác nhận nhân thân.
Tư vấn Bảo hiểm thất nghiệp trực tuyến 1900 6172
Kết luận:
Bạn có thể nộp hồ sơ ở trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương bạn muốn nhận trợ cấp thất nghiệp mà không phụ thuộc vào địa chỉ nơi thường trú hay nơi làm việc.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Nghỉ ngang có được bảo lưu bảo hiểm thất nghiệp
Đóng bảo hiểm bao lâu thì được hưởng thất nghiệp
Mọi thắc mắc liên quan đến nơi nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, liên hệ tới Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Quy định mới về tăng mức lương cơ sở theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP
- Lương làm thêm giờ, tiền thưởng thì có được dùng để tính BHXH không?
- Thời hạn sử dụng thẻ bảo hiểm y tế của trẻ dưới 06 tuổi năm 2023
- Thời gian nghỉ sẩy thai có phải theo chỉ định của bác sỹ không?
- Không có chứng minh thư có được dùng thẻ BHYT để khám bệnh?