Phát hiện bệnh mới tại tuyến trên có được hưởng bảo hiểm y tế?
Phát hiện bệnh mới tại tuyến trên có được hưởng bảo hiểm y tế? Tôi có đi khám chữa bệnh với bảo hiểm y tế hộ nghèo và có giấy chuyển tuyến chữa bệnh lao phổi. Trong quá trình chuyển tuyến tôi phát hiện bệnh mới là mỡ máu tại bệnh viện tuyến trên vậy tôi có tiếp tục được khám tại bệnh viện đó có được không hay tôi phải xin lại giấy chuyển viện, mức hưởng của tôi như thế nào?
- Bệnh không có trong giấy chuyển tuyến có được hưởng BHYT không?
- Bệnh phát hiện ngoài Giấy chuyển tuyến có được xác định đúng tuyến?
- Bệnh phát sinh trong quá trình điều trị sau khi chuyển tuyến
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi của bạn về: Phát hiện bệnh mới tại tuyến trên có được hưởng bảo hiểm y tế; chúng tôi xin tư vấn như sau:
Thứ nhất, về việc phát hiện ra bệnh khác
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 11 Thông tư số 40/2015/TT-BYT quy định về Các trường hợp được xác định là đúng tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế thì:
“5. Trường hợp người bệnh được chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh có bệnh khác kèm theo, bệnh được phát hiện hoặc phát sinh ngoài bệnh đã ghi trên giấy chuyển tuyến, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi tiếp nhận người bệnh thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh đối với các bệnh đó trong phạm vi chuyên môn.”
Theo đó, trường hợp người bệnh được chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh có bệnh khác kèm theo, bệnh được phát hiện hoặc phát sinh ngoài bệnh đã ghi trên giấy chuyển tuyến thì việc khám chữa bệnh đối với bệnh đó ở bệnh viện tuyến trên vẫn được coi là đúng tuyến.
Do vậy, bạn được chuyển tuyến khám chữa bệnh với bệnh lao phổi nhưng khi lên tuyến trên thì phát hiện ra bệnh mỡ máu nên việc điều trị 02 bệnh đều được hưởng bảo hiểm y tế đúng tuyến,
Thứ hai, về mức hưởng
Căn cứ theo quy định tại điểm a Khoản 9 Điều 3 và Điểm a Khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP thì:
“Điều 3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng
9. Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo và một số đối tượng khác, cụ thể:
a) Người thuộc hộ gia đình nghèo theo tiêu chí về thu nhập, người thuộc hộ nghèo đa chiều có thiếu hụt về bảo hiểm y tế quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020 và các quyết định khác của cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế chuẩn nghèo áp dụng cho từng giai đoạn;
Điều 14. Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật bảo hiểm y tế; khoản 4 và 5 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các khoản 3, 4, 8, 9, 11 và 17 Điều 3 Nghị định này;”
Luật sư tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Theo đó, bạn có thẻ bảo hiểm y tế hộ nghèo nên bạn sẽ được hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
Trên đây là toàn bộ tư vấn về vấn đề: Phát hiện bệnh mới tại tuyến trên có được hưởng bảo hiểm y tế. Ngoài ra thì bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:
Chuyển tuyến điều trị khi đi khám chữa bệnh trái tuyến
Không có giấy chuyển tuyến hưởng bảo hiểm y tế như thế nào?
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Mã thẻ BHYT ký hiệu NO dành cho đối tượng nào?
- BHYT của trẻ dưới 6 tuổi có được hưởng chi phí vận chuyển không?
- Tính thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục như thế nào?
- Thanh toán trực tiếp chi phí khám chữa bệnh theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP
- Thời điểm bắt đầu được nhận trợ cấp tai nạn lao động năm 2021