Phát hiện bệnh nghề nghiệp sau thời gian dài không tiếp xúc với môi trường độc hại
Phát hiện bệnh nghề nghiệp sau thời gian dài không tiếp xúc với môi trường độc hại? Tôi làm công nhân trực tiếp khai thác mỏ than từ năm 1987 đến năm 2002 là được 16 năm. Từ năm 2003 đến năm 2009 tôi làm cán bộ chỉ huy công trường khai thác mỏ, từ năm 2010 đến 2011 tôi làm cán bộ phòng quản lý kỹ thuật – an toàn.
Đến năm 2011 tôi được đi khám y tế và phát hiện mắc bệnh nghề nghiệp bụi phổi Silic, tỉ lệ mức suy giảm khả năng lao động là 31% nhưng không được hưởng trợ cấp hàng tháng với lý do là tại thời điểm quyết định mắc bệnh tôi đang làm cán bộ phòng quản lý gián tiếp. Tôi xin hỏi như thế có đúng luật không? Tôi phải làm gì để được hưởng chế độ đó? Trân trọng cảm ơn!
- Hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp và thời gian nộp
- Điều trị bệnh nghề nghiệp có được công ty trả phần chi phí ngoài phạm vi BHYT không?
- Trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Tư vấn chế độ bệnh nghề nghiệp:
Với trường hợp của bạn Tổng đài tư vấn xin tư vấn cho bạn như sau:
Trước hết, cần phải khẳng định công việc trực tiếp khai thác mỏ than từ năm 1987 đến năm 2002 là công việc thuộc danh mục công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Những công việc sau đó của bạn là cán bộ chỉ huy công trình khai thác mỏ, cán bộ phòng quản lý kỹ thuật – an toàn không nằm trong danh mục ngành nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Tuy nhiên căn cứ khoản 2 Điều 46 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định:
“2. Người lao động khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này mà phát hiện bị bệnh nghề nghiệp trong thời gian quy định thì được giám định để xem xét, giải quyết chế độ theo quy định của Chính phủ.”
Như vậy:
Tuy bạn đã không làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm nữa nên việc bạn phát hiện ra bệnh nghề nghiệp sẽ được giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi vẫn đang trong thời gian bảo đảm của bệnh. Thời gian bảo đảm được quy định tại Phụ lục của Thông tư 15/2016/TT-BYT như sau:
“3. Thời gian bảo đảm là khoảng thời gian kể từ khi người lao động đã thôi tiếp xúc với yếu tố có hại đến thời điểm vẫn còn khả năng phát bệnh do yếu tố có hại đó.“
Theo đó thời gian bảo đảm trong trường hợp của bạn được tính bắt đầu từ năm 2002 (khi bạn bắt đầu không làm công nhân khai thác mỏ than và chuyển sang làm cán bộ chỉ huy công trình khai thác mỏ).
Tư vấn chế độ bệnh nghề nghiệp trực tuyến 24/7: 1900 6172
Tại mục IV Phụ lục của Thông tư 15/2016/TT-BYT có quy định về thời gian bảo đảm của bệnh nhiễm bụi phổi silic. Và bạn có thời gian tiếp xúc với nghề này là 15 nă (từ năm 1987 đến năm 2002) nên được xác định là mạn tính. Theo đó thì thời gian bảo đảm của bệnh nghề nghiệp này là 35 năm. Tính từ năm 2002 đến nay (năm 2018) đã là 16 năm bạn mới phát hiện ra mình bị mắc bệnh nghề nghiệp – vẫn nằm trong thời gian bảo đảm bệnh nên trường hợp của bạn vẫn được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp.
Trên đây là bài viết về vấn đề Phát hiện bệnh nghề nghiệp sau thời gian dài không tiếp xúc với môi trường độc hại. Bạn có thể tham khảo thêm về thủ tục giải quyết chế độ ốm đau tại bài viết:
Mức và hồ sơ hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp
Trợ cấp bệnh nghề nghiệp khi đã thôi việc
Trong quá trình giải quyết nếu có vấn đề gì vướng mắc về Phát hiện bệnh nghề nghiệp sau thời gian dài không tiếp xúc với môi trường độc hại; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 19006172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau có phải đóng bảo hiểm
- Thời gian nghỉ thai sản có được tính hưởng BHXH 1 lần không?
- Khám bệnh tại bệnh viện trái tuyến trung ương có được chi trả BHYT không?
- Quyền lợi của người có thẻ bảo hiểm y tế gia đình cận nghèo
- Hưởng chế độ ốm đau khi bị ốm ngay tháng đầu tiên đi làm?