Phụ cấp khu vực có tính đóng bảo hiểm cho giáo viên không?
Tôi là kế toán của trường học tại Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang với mức phụ cấp khu vực là 0,7. Xin hỏi từ ngày 1/1/2021, khoản phụ cấp khu vực 0,7 của cán bộ, giáo viên nhà trường có tính đóng BHXH, BHYT, BHTN không? Tôi cảm ơn!
- Người lao động không đóng bảo hiểm xã hội có được nghỉ hàng năm không?
- Các khoản bổ sung khác làm căn cứ đóng BHXH là gì?
- Mức lương căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của cán bộ, công chức 2018
Tư vấn Bảo hiểm xã hội:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn; chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Căn cứ Khoản 1 và Khoản 2 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định như sau:
“Điều 6. Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc theo quy định tại Điều 89 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:
1. Tiền lương do Nhà nước quy định
1.1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này tính trên mức lương cơ sở.
2. Tiền lương do đơn vị quyết định
2.1. Từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2017, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương và phụ cấp lương theo quy định tại Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16/11/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về HĐLĐ, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động.
Phụ cấp lương theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong HĐLĐ chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.
2.2. Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại Điểm 2.1 Khoản này và các khoản bổ sung khác theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH”.
Như vậy, từ ngày 1/1/2018 thì phụ cấp làm cơ sở đóng BHXH, BHYT, BHTN được xác định như sau:
– Với người thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:
Các khoản phụ cấp chức vụ; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp thâm niên nghề (nếu có) cũng là căn cứ để tính đóng bảo hiểm.
Do đó, đối với cán bộ, giáo viên mà hưởng lương theo hệ số lương thì không phải đóng phụ cấp khu vực.
Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172
– Với người thực hiện chế độ tiền lương do đơn vị quyết định:
Các khoản phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự là một trong các cứ để đóng bảo hiểm.
Kết luận
Giáo viên hợp đồng là người có tiền lương do đơn vị sử dụng lao động quyết định nên sẽ phải đóng cả phụ cấp khu vực.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bài viết sau:
Mức lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa 2018
Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm y tế
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
- Cách tính mức bình quân tiền lương tháng để tính bảo hiểm xã hội một lần
- Cấp lại thẻ BHYT cho người hưởng lương hưu?
- Quyền lợi khi đi KCB không phải nơi đăng ký KCB ban đầu?
- Nghỉ hết số ngày ốm đau tối đa trong năm mà ốm tiếp thì giải quyết thế nào?
- Lao động nữ có thể nghỉ sau khi đã nghỉ hết 6 tháng thai sản hay không?