Quy định pháp luật về hưởng chế độ triệt sản của lao động nam
Xin hỏi lao động nam có được hưởng chế độ triệt sản không hay chỉ nữ mới được thôi? Nếu có thì được nghỉ bao lâu?
- Lao động nam có được nghỉ việc để đưa vợ đi triệt sản?
- Triệt sản có ảnh hưởng tới sinh lý của phụ nữ không?
- Đóng bảo hiểm xã hội bị gián đoạn có được hưởng chế độ thai sản?
Tư vấn chế độ thai sản:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Về vấn đề hưởng chế độ triệt sản của lao động nam; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ tại Điểm đ Khoản 1 Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:
“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản”.
Vậy người lao động thực hiện biện pháp triệt sản thuộc một trong các trường hợp được hưởng chế độ thai sản. Bên cạnh đó, theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.
“Điều 37. Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai
1. Khi thực hiện các biện pháp tránh thai thì người lao động được hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
a) 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai;
b) 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
2. Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.”
Đồng thời, Điểm a và Điểm c Khoản 1 Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định:
“Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:
c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày”.
Tư vấn chế độ thai sản trực tuyến 24/7: 1900 6172
Như vậy, lao động nam thực hiện biện pháp triệt sản sẽ vẫn được hưởng chế độ từ cơ quan BHXH vì quy định chỉ nêu chung là “người lao động”; không nêu rõ là chỉ áp dụng với lao động nữ. Cụ thể, người lao động được nghỉ việc tối đa 15 ngày. Mức hưởng chế độ khi triệt sản tính theo ngày và một ngày được được tính bằng mức bình quân lương của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ thai sản chia cho 30 ngày.
Trên đây là tư vấn về Quy định pháp luật về hưởng chế độ triệt sản của lao động nam. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:
Hồ sơ hưởng chế độ thai sản và thời gian nộp
Thời gian nghỉ thai sản có được đóng bảo hiểm xã hội không?
Nếu còn vướng mắc về Quy định pháp luật về hưởng chế độ triệt sản của lao động nam; bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn và giải đáp trực tiếp.
- Chồng có được hưởng chế độ thai sản khi đã nghỉ việc trước sinh không?
- Lương tối đa đóng bảo hiểm thất nghiệp năm 2021
- Hồ sơ đi khám định kỳ cho người lao động mắc bệnh nghề nghiệp năm 2021
- Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp cao hay thấp phụ thuộc vào mức đóng đúng không?
- Hướng dẫn cách tra cứu giá trị sử dụng thẻ bảo hiểm y tế