19006172

Quyền lợi bảo hiểm y tế đối với người đã hiến bộ phận cơ thể

Quyền lợi bảo hiểm y tế đối với người đã hiến bộ phận cơ thể

Tôi muốn biết về quyền lợi bảo hiểm y tế đối với người đã hiến bộ phận cơ thể. Tôi đã đăng ký hiến bộ phận cơ thể vào tháng 10/2020, sắp tới đây tôi sẽ hiến tặng 01 quả thận tại bệnh viện Bạch Mai. Không biết sau khi hiến xong tôi có được hưởng thẻ hiểm y tế miễn phí hay không? Nếu có thì tôi phải làm thủ tục như thế nào? Khi nào thẻ đó có thời hạn sử dụng. Và tôi có được hưởng 100% các chi phí từ thẻ đó hay không? Mong tổng đài tư vấn cho tôi! Tôi cám ơn nhiều!


Đối với người đã hiến bộ phận cơ thểCảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Với trường hợp của bạn; Tổng đài tư vấn xin trả lời cho bạn như sau:

Thứ nhất, về vấn đề cấp thẻ BHYT miễn phí đối với người đã hiến bộ phận cơ thể

Căn cứ theo quy định tại khoản 14 Điều 13 Nghị định 146/2018/NĐ-CP về đối tượng được ngân sách nhà nước đóng BHYT:

Điều 3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng

14. Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật về hiến ghép mô tạng.”

Bạn cho biết bạn đã đăng ký hiến bộ phận cơ thể vào tháng 10/2020; sắp tới đây bạn sẽ hiến tặng 01 quả thận tại bệnh viện Bạch Mai. Đối chiếu quy định trên thì sau khi bạn hiến bộ phận cơ thể bạn sẽ thuộc đối tượng được Ngân sách nhà nước đóng và cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Tham gia BHYT cho một người thuộc nhiều đối tượng

Thứ hai, quy định về thủ tục xin cấp thẻ BHYT trong trường hợp của bạn

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 25 Quyết định 595/2014/BHXH:

“Điều 25. Đăng ký đóng, cấp thẻ BHYT đối với người chỉ tham gia BHYT

1. Thành phần hồ sơ

1.1. Người tham gia 

a) Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

b) Đối với người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật: Giấy ra viện có ghi rõ “đã hiến bộ phận cơ thể”.”

Như vậy; bạn cần chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ sau để được cấp thẻ bảo hiểm y tế:

+ Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1 – TS);

+ Giấy ra viện ghi rõ “đã hiến bộ phận cơ thể”;

+ Chứng minh thư nhân dân.

Nơi nộp hồ sơ: bạn nộp tại cơ quan BHXH huyện nơi bạn cư trú.

Đối với người đã hiến bộ phận cơ thể

Hỗ trợ tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172

Thứ ba, về thời gian thẻ BHYT của bạn bắt đầu có giá trị sử dụng

Căn cứ theo quy định tại Khoản 6 Điều 13 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:

“Điều 13. Thời hạn thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng

6. Đối với đối tượng quy định tại khoản 14 Điều 3 Nghị định này, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng ngay sau khi hiến bộ phận cơ thể.”

Như vậy, theo quy định nêu trên thì thẻ bảo hiểm y tế của bạn sẽ có giá trị sử dụng ngay sau khi bạn hiến tạng.

Lưu ý:

Theo quy định tại Khoản 4 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, hợp phải điều trị ngay sau khi hiến mà chưa được cấp thẻ bảo hiểm y tế thì thủ trưởng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi lấy bộ phận cơ thể và người bệnh hoặc thân nhân của người bệnh ký xác nhận vào hồ sơ bệnh án để làm căn cứ thanh toán theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Nghị định 146/2018/NĐ-CP và chịu trách nhiệm về việc xác nhận này.

Thứ tư, về mức hưởng BHYT của người đã hiến bộ phận cơ thể

Căn cứ theo quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:

“Điều 14. Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế

1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật bảo hiểm y tế; khoản 4 và 5 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:

a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các khoản 3, 4, 8, 9, 11 và 17 Điều 3 Nghị định này;

…c) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;

d) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho mt ln khám bệnh, chữa bệnh thp hơn 15% mức lương cơ sở;

đ) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo him y tế 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;

e) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2, khoản 12 Điều 3 và khoản 1 và 2 Điều 4 Nghị định này;

g) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác;”

Theo đó, mức hưởng bảo hiểm y tế đối với người đã hiến bộ phận cơ thể không phải 100% mà chỉ là 80% các chi phí trong danh mục nếu đi khám chữa bệnh đúng tuyến.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Những chi phí khám chữa bệnh được bảo hiểm y tế chi trả

Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

-> Thủ tục đi khám bệnh BHYT đối với người đã hiến bộ phận cơ thể

luatannam