Thời điểm có hiệu lực và mức hưởng bảo hiểm y tế khi đi sinh con
Xin chào Tổng đài tư vấn, cho em hỏi về thời điểm có hiệu lực và mức hưởng bảo hiểm y tế khi đi sinh con. Em mới vừa mua BHYT tự nguyện vào tháng trước. Hôm nay được cấp thẻ. Trên thẻ ghi có giá trị sử dụng từ ngày 1/8/2020. Hiện tại em mang thai 9 tháng, nếu sinh vào tháng 8. Vậy em có được BHYT hỗ trợ một phần chi phí khi sinh con không? Nếu sinh mổ thì có được không?
- Tham gia BHYT tự nguyện được hưởng những quyền lợi gì?
- BHYT khi đi sinh con trái tuyến có được chi trả như đi đúng tuyến?
- Sinh con trái tuyến xã có được hưởng bảo hiểm y tế?
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn về thời điểm có hiệu lực và mức hưởng bảo hiểm y tế khi đi sinh con; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ vào điểm c khoản 3 Điều 16 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định:
“3. Thời điểm thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng được quy định như sau:
c) Đối tượng quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 12 của Luật này tham gia bảo hiểm y tế từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành hoặc tham gia không liên tục từ 3 tháng trở lên trong năm tài chính thì thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng sau 30 ngày, kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế;”
Vậy, gia đình bạn tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình lần đầu; thì thẻ bảo hiểm y tế của những thành viên trong hộ gia đình có giá trị sử dụng sau 30 ngày; kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế. Theo thông tin bạn cung cấp, thẻ bảo hiểm y tế của bạn ghi thời hạn sử dụng từ 1/8/2020. Do đó, thời điểm có hiệu lực thẻ BHYT của bạn là bắt đầu từ ngày 1/8/2020. Vì vậy, khi bạn sinh vào tháng 8 thì sẽ được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế.
Về mức hưởng bảo hiểm y tế
Căn cứ Khoản 1 và Khoản 3 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014:
“Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
đ) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.
3.Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:
a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;
c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.”
Như vậy: Bạn tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình có mức hưởng 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi đi đúng tuyến.
Tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Nếu bạn sinh con và đi trái tuyến; thì bạn sẽ được hưởng 32% chi phí khi sinh con nội trú tại tuyến trung ương; 48% chi phí khi sinh con nội trú tại tuyến tỉnh và 80% chi phí khi sinh con tại tuyến huyện. Từ ngày 01/01/2021, bạn có thể sinh con nội trú trái tuyến tỉnh mà vẫn được hưởng tối đa mức quyền lợi là 80% chi phí.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các bài viết:
- Sinh con ở bệnh viện trái tuyến có được hưởng chế độ thai sản?
- Sinh con ở nơi không đăng ký khám chữa bệnh ban đầu có được chi trả bảo hiểm y tế không?
Nếu trong quá trình giải quyết còn thắc mắc về thời điểm có hiệu lực và mức hưởng bảo hiểm y tế khi đi sinh con. Bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn trực tiếp.
- Cấp thẻ BHYT miễn phí cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp
- Điều kiện chồng hưởng trợ cấp một lần khi vợ sinh con
- Điều kiện hưởng lương hưu đối với cán bộ nữ hoạt động chuyên trách ở xã
- Đang chờ cấp lại thẻ có được hưởng quyền lợi BHYT khi đi khám chữa bệnh?
- Mức hưởng khi người lao động nước ngoài nghỉ chăm sóc con ốm