Thời gian tối đa cấp phát thuốc khi điều trị ngoại trú
Thời gian tối đa cấp phát thuốc khi điều trị ngoại trú? Tôi là một công chức nhà nước, tôi có con bị tan máu bẩm sinh thể nặng. Bé phải truyền máu 1 tháng 1 lần tại bệnh viện truyền máu huyết học thành phố hồ chí minh. Từ tháng 3/2018 đến tháng 12/2018 bé được cấp thuốc sử dụng trong 1 tháng. Tuy nhiên, từ đợt thuốc tháng 1/2019 thì phải lấy thuốc hằng tuần. Tôi có hỏi bác sĩ thì được trả lời là quy định mới của bảo hiểm y tế không cho cấp thuốc 1 tháng. Vậy xin cho tôi biết có văn bản nào quy định như vậy không ạ?
- Cấp phát thuốc ARV cho người nhiễm HIV có thẻ bảo hiểm y tế
- Khám bệnh xã hội có được chi trả bảo hiểm y tế?
- Các loại xét nghiệm HIV được quỹ bảo hiểm y tế chi trả
Tư vấn bảo hiểm y tế:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ quy định tại Khoản 3 Điều 5 quy định như sau:
“Điều 5. Hình thức kê đơn thuốc
3. Kê đơn thuốc đối với người bệnh ngay sau khi kết thúc việc điều trị nội trú:
a) Trường hợp tiên lượng người bệnh cần tiếp tục sử dụng thuốc từ 01 (một) đến đủ 07 (bảy) ngày thì kê đơn thuốc (chỉ định điều trị) tiếp vào Đơn thuốc hoặc Sổ khám bệnh của người bệnh và Bệnh án điều trị nội trú hoặc phần mềm quản lý người bệnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
b) Trường hợp tiên lượng người bệnh cần tiếp tục điều trị trên 07 (bảy) ngày thì kê đơn thuốc theo quy định tại Khoản 2 Điều này hoặc chuyển tuyến về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp để tiếp tục điều trị.”
Như vậy, theo quy định pháp luật hiện hành thì trường hợp của con bạn cần chia trường hợp như sau:
+) Trường hợp 1: Người kê đơn thuốc tiên lượng con bạn chỉ cần tiếp tục sử dụng thuốc từ 01 – 07 ngày thì kê đơn thuốc vào bệnh án điều trị nội trú đồng thời kê đơn vào sổ khám bệnh.
Tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
+) Trường hợp 2: Người kê đơn thuốc tiên lượng con bạn cần tiếp tục điều trị trên 07 ngày thì phải chuyển sang điều trị ngoại trú, tức là phải làm bệnh án Điều trị ngoại trú. Khi đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 52/2017/TT-BYT thì người kê đơn thuốc ra chỉ định Điều trị bằng thuốc vào bệnh án Điều trị ngoại trú (sao chỉ định Điều trị) vào Sổ khám bệnh hoặc Sổ Điều trị bệnh cần chữa trị dài ngày.
Nếu bạn thấy trường hợp con mình cần phải tiếp tục điều trị trên 07 ngày nhưng bác sĩ kê đơn chỉ tiên lương con bạn điều trị 07 ngày thì bạn có thể gặp giám định viên tại phòng giám định bệnh viện để làm rõ hơn về vấn đề này.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:
Quyền lợi trong trường hợp bệnh viện không cung ứng đủ thuốc
Mức chi trả của bảo hiểm y tế khi khám, chữa bệnh đúng tuyến?
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc về cấp phát thuốc khi điều trị ngoại trú; bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7:1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Điều kiện nghỉ hưu của công an nhân dân theo Nghị định 49/2019/NĐ-CP
- Tái phát bệnh tim khi giải lao có được hưởng chế độ tai nạn lao động không?
- Điều trị ngoại trú trái tuyến được hưởng bảo hiểm y tế không?
- Tính số tiền BHTN được hưởng khi nghỉ việc năm 2023
- Thanh toán lại chi phí điều trị khi không mang thẻ bảo hiểm y tế