Thông tuyến bệnh viện được hiểu như thế nào
Thông tuyến bệnh viện được hiểu như thế nào? Tôi nghe báo đài nói là hiện tại có quy định thông tuyến tất cả các bệnh viện rồi. Nhưng tại sao hôm trước tôi ra bệnh viện đa khoa Hòa Hảo Sài Gòn khám bệnh, bệnh viện vẫn không nhận thẻ của tôi và tôi phải chi trả 100% viện phí. Tôi có thẻ bảo hiểm y tế của viên chức.
- Có thông tuyến khám chữa bệnh ở tuyến tỉnh?
- Xếp hạng bệnh viện được hiểu như thế nào
- Khám chữa bệnh trái tuyến có được hưởng bảo hiểm y tế?
Tư vấn Bảo hiểm y tế:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn về; Thông tuyến bệnh viện được hiểu như thế nào; chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Theo quy định Khoản 4 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014 quy định về thông tuyến bệnh viện như sau:
“Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế
4. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh có mức hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều này.”
Như vậy, quy định về thông tuyến bệnh viện được hiểu là người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh mà vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế đúng tuyến.
Bên cạnh đó, khoản 3 điều 22 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung 2014 quy định về mức chi trả bảo hiểm y tế khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh trái tuyến như sau:
““Điều 24. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
3. Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:
a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;
c) Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.”
Hỗ trợ tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn đi khám chữa bệnh tại bệnh viện đa khoa Hòa Hảo (đây là bệnh viện thuộc tuyến huyện) thì theo quy định trên dù bạn đăng ký khám chữa bệnh ban đầu ở đâu cũng như bất cứ tỉnh nào thì bạn sẽ được bảo hiểm y tế chi trả với mức hưởng như đi khám chữa bệnh đúng tuyến.
Do đó, việc Bệnh viện đa khoa Hảo Hòa không nhận thẻ bảo hiểm y tế và yêu cầu bạn phải trả 100% viện phí là sai. Vậy nên, bạn có thể đến phòng giám định của bệnh viện để yêu cầu xem xét trường hợp của bạn hoặc khiếu nại lên Giám đốc bệnh viện này để đảm bảo quyền lợi của mình.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm về việc bắt đầu từ 01/01/2021 sẽ thông thông tuyến tỉnh để khám chữa bệnh trên toàn quốc.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo bài viết:
Khám chữa bệnh bảo hiểm y tế thông tuyến huyện toàn quốc
Quyền lợi bảo hiểm y tế khi khám chữa bệnh trái tuyến
Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp
- Hồ sơ giám định suy giảm khả năng lao động vượt khả năng chuyên môn
- Thanh toán lại chi phí khám chữa bệnh tại bệnh viện tư nhân như thế nào?
- Cơ quan BHXH tạm thời không nhận hồ sơ hưởng BHXH một lần
- Đủ năm đóng bảo hiểm xã hội nhưng chưa đủ tuổi để nhận lương hưu
- Năm 2023 nghỉ thai sản bao lâu thì người lao động có thể đi làm lại?