Thủ tục đổi thẻ BHYT khi thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu
Thủ tục đổi thẻ BHYT khi thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu. Tôi đang sử dụng thẻ BHYT tự nguyện đăng ký khám chữa bệnh ở Trung tâm y tế huyện. Sau khi gia đình tôi có người khám chữa bệnh ở bệnh viện tư nhân thì tôi rất thích cách phục vụ của bệnh viện này. Tôi muốn đổi thẻ khám chữa bệnh ở Bệnh viện này có được không?
Nếu được thì tôi phải thực hiện thủ tục đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu này như thế nào? Trong thời gian chờ đổi thẻ tôi có đi khám chữa bệnh được không? Hoặc có được đi khám trước rồi xin bảo hiểm thanh toán lại hay không?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi Thủ tục đổi thẻ BHYT khi thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu tới Tổng đài tư vấn. Chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:
Thứ nhất, về vấn đề thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu đến bệnh viện tư nhân
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 26 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014 thì:
“Điều 26. Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
Người tham gia bảo hiểm y tế có quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương; trừ trường hợp được đăng ký tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế”.
Vì vậy, bạn có thể đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại cơ sở y tế tuyến huyện và tương đương trên địa bàn tỉnh. Trong trường hợp bạn muốn đăng kí nơi khám chữa bệnh tại bệnh viện tư nhân thì bệnh viện tư nhân đó phải đăng kí khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT thì bạn mới có thể đăng kí nơi khám, chữa bệnh ban đầu tại bệnh viện này.
Thứ hai, về Thủ tục đổi thẻ BHYT khi thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu
Căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 19 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bổ sung năm 2014 như sau:
“Điều 19. Đổi thẻ bảo hiểm y tế
1. Thẻ bảo hiểm y tế được đổi trong trường hợp sau đây:
a) Rách, nát hoặc hỏng;
b) Thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu;
c) Thông tin ghi trong thẻ không đúng”.
Theo đó, trường hợp bạn muốn thay đổi nơi đăng kí khám, chữa bệnh ban đầu thì bạn có thể thay đổi ngay khi thẻ BHYT còn thời hạn sử dụng.
Căn cứ Khoản 4 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH và hướng dẫn tại Phiếu giao nhận hồ sơ 610……/THE; thủ tục thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu được thực hiện như sau:
– Hồ sơ thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu bao gồm:
1. Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS, 01 bản/người).
2. Thẻ BHYT cũ còn giá trị.
Bên cạnh đó, bạn chuẩn bị thêm chứng minh nhân dân/căn cước công dân.
Bạn nộp hồ sơ tại cơ quan bảo hiểm xã hội nơi bạn tham gia BHYT. Việc đổi thẻ BHYT do thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu chỉ thực hiện vào ngày 10 ngày đầu của tháng đầu mỗi quý (tháng 1; tháng 4; tháng 7 và tháng 10).
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Thời gian cấp lại thẻ bảo hiểm y tế trong bao lâu?
Tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Thứ ba, về vấn đề khám chữa bệnh trong thời gian chờ cấp đổi thẻ bảo hiểm y tế
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP về thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế :
“Điều 15. Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
3. Người tham gia bảo hiểm y tế trong thời gian chờ cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình giấy hẹn cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức, cá nhân được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền tiếp nhận hồ sơ cấp lại thẻ, đổi thẻ cấp theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó.”
Như vậy, trong trường hợp bạn đang chờ cấp lại thẻ thì bạn vẫn có thể đi khám, chữa bệnh theo BHYT bình thường bằng cách xuất trình giấy hẹn cấp lại thẻ (giấy hẹn này bạn có thể xin ở cơ quan BHXH nơi nộp hồ sơ cấp lại thẻ) và 1 loại giấy tờ chứng minh nhân thân của bạn có ảnh như giấy chứng minh nhân dân.
Thứ tư, về vấn đề thanh toán trực tiếp chi phí khám chữa bệnh
Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 30 Nghị định 146/2018/NĐ-CP:
“4. Trường hợp người bệnh đi khám bệnh, chữa bệnh tại nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu không đúng quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật bảo hiểm y tế được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng và mức hưởng bảo hiểm y tế nhưng tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở tại thời điểm khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú và tối đa không quá 0,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện đối với trường hợp khám bệnh, chữa bệnh nội trú.”
Như vậy, trường hợp bạn không có giấy xác nhận đang chờ cấp lại thẻ thì bạn có thể tiến tự thanh toán chi phí khám chữa bệnh sau đó tiến hành thanh toán lại tại cơ quan BHXH nơi cấp thẻ BHYT.
Trên đây là bài viết về vấn đề Thủ tục đổi thẻ BHYT khi thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: Thủ tục thanh toán lại chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế
Mọi thắc mắc liên quan đến Thủ tục đổi thẻ BHYT khi thay đổi nơi khám chữa bệnh ban đầu, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được trực tiếp tư vấn, giải đáp.
-> Quy định về đăng ký nơi khám chữa bệnh ban đầu
- Sai ngày cấp chứng minh nhân dân trên sổ bảo hiểm xã hội
- Vợ sẩy thai 28 tuần chồng được nghỉ bao nhiêu ngày để chăm sóc?
- Thủ tục làm hồ sơ trợ cấp thất nghiệp mới nhất 2023
- Chế độ thai sản cho lao động nữ đã nghỉ việc khi sinh con 2021
- Nghỉ dưỡng sức sau sinh trùng ngày nghỉ tết có được nghỉ bù không?