19006172

Thủ tục khám giám định để thực hiện chế độ tử tuất

Thủ tục khám giám định để thực hiện chế độ tử tuất

Chào anh chị ạ, gia đình tôi có người mới mất nay muốn giám định y khoa cho thân nhân được hưởng chế độ tử tuất hằng tháng thì sẽ làm thủ tục giám định thế nào ạ, mong anh chị hướng dẫn ạ. Em cảm ơn.



Thủ tục khám giám định để thực hiện chế độ tử tuất

Tư vấn bảo hiểm xã hội:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Trường hợp này của bạn về: Thủ tục khám giám định để thực hiện chế độ tử tuất; chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:

1. Căn cứ pháp lý:

– Luật 84/2015/QH13 ngày 25 tháng 06 năm 2015 Luật vệ sinh an toàn lao động.

– Luật 58/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014 Luật Bảo hiểm xã hội.

– Nghị định số 131/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.

– Thông tư 18/2022/TT-BYT ngày 31 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế.

– Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết thi hành Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế.

– Thông tư 243/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy giám định y khoa.

– Thông tư số 01/2023/TT-BYT ngày 01 tháng 02 năm 2023 của Bộ Y tế quy định chi tiết về hoạt động và mối quan hệ công tác của Hội đồng Giám định y khoa các cấp.

2. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Thân nhân người người lao động có trách nhiệm lập, hoàn chỉnh hồ sơ khám giám định và gửi đến Hội đồng giám định y khoa (căn cứ khoản 2, Điều 11 Thông tư số 56/2017/TT-BYT)

Thành phần hồ sơ gồm:

1. Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 kèm theo Thông tư số 18/2022/TT-BYT.

2. Bản chính hoặc bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ sau đây:

– Tóm tắt hồ sơ bệnh án;

– Giấy xác nhận khuyết tật;

– Giấy ra viện;

– Sổ khám bệnh;

– Phiếu khám bệnh;

– Phiếu kết quả cận lâm sàng;

– Đơn thuốc của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

– Hồ sơ bệnh nghề nghiệp;

– Biên bản giám định y khoa lần gần nhất đối với người đã được khám giám định;

3. Bản chính hoặc bản sao hợp lệ giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án quy định tại Phụ lục 3 và Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp người lao động không điều trị nội trú hoặc ngoại trú thì phải có giấy tờ về khám, điều trị thương tật phù hợp với thời điểm xảy ra tai nạn lao động và tổn thương đề nghị giám định.

Trường hợp người được giám định thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 của Luật an toàn, vệ sinh lao động: Trong bản tóm tắt hồ sơ bệnh án phải ghi rõ tổn thương do tai nạn lao động không có khả năng điều trị ổn định;

Hình thức nộp: Nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện;

Số lượng hồ sơ: 01 bộ;

Nơi nộp hồ sơ: Hội đồng giám định y khoa tỉnh;

Bước 2: Căn cứ hồ sơ của đối tượng giám định, Cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa có trách nhiệm xem xét và tổ chức khám giám định theo đúng thời gian quy định của pháp luật. Hội đồng giám định y khoa trong thời gian 60 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ, có trách nhiệm tổ chức khám giám định và ban hành biên bản giám định y khoa. Trường hợp quá thời gian trên chưa ban hành biên bản phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do (căn cứ khoản 2, Điều 11, Thông tư số 01/2023/TT-BYT/căn cứ điểm d khoản 2 Điều 39 và khoản 3, Điều 166 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP).

Thời hạn giải quyết: 60 ngày kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ;

Lệ phí: Căn cứ Thông tư 243/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định cấp giấy giám định y khoa.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết sau:

Nếu trong quá trình giải quyết còn vấn đề gì thắc mắc về: Hồ sơ giám định hưởng chế độ tử tuất mới nhất năm 2018. Bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7:1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

luatannam