Thủ tục tham gia bảo hiểm cho lao động nước ngoài?
Tôi muốn tư vấn về: Thủ tục tham gia bảo hiểm cho lao động nước ngoài. Cho em hỏi người lao động nước ngoài tại Việt Nam có cần tham gia bảo hiểm y tế không và nếu có thì thủ tục tham gia bảo hiểm cho người lao động nước ngoài tại Việt Nam như thế nào? Mong anh, chị tư vấn giúp.
- Bảo hiểm y tế cho người nước ngoài tại Việt Nam
- Người nước ngoài có phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp không?
- Người lao động nước ngoài phải tham gia những loại bảo hiểm nào?
Tư vấn Bảo hiểm y tế:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấn. Với trường hợp của bạn: Thủ tục tham gia bảo hiểm cho lao động nước ngoài, chúng tôi xin trả lời bạn như sau:
Thứ nhất, căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 :
” Điều 2: Điều 2. Đối tượng áp dụng
2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ”.
Căn cứ theo Điều 43 Luật việc làm 2013
“Điều 43: Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp
1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.”
Căn cứ theo khoản 2 Điều 1 và điểm a Khoản 1 Điều 12 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014:
” Điều 1: Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
2. Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có liên quan đến bảo hiểm y tế.
“Điều 12: Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:
a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động.”
Như vậy, theo quy định pháp luật hiện hành thì hiện nay người lao động nước ngoài chỉ cần tham gia bảo hiểm y tế.
Tư vấn bảo hiểm y tế trực tuyến 24/7: 1900 6172
Thứ hai, khi người lao động vào làm việc bạn chỉ cần làm thủ tục báo tăng lao động và tham gia bảo hiểm cho người lao động.
Về thủ tục báo tăng lao động, căn cứ phiếu giao nhận hồ sơ 600/…../THU cần các giấy tờ sau:
+) Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT (mẫu D02-TS, 01 bản); Tuy nhiên, mẫu D02-TS đã được thay thế bằng mẫu D02-LT ban hành kèm theo Quyết định 1040/QĐ-BHXH.
+) Tờ khai tham gia BHXH, BHYT đối với người tham gia BHXH lần đầu (mẫu TK1-TS, 01 bản/người). Mẫu tờ khai TK1-TS được ban hành mới nhất theo Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:
Tỷ lệ đóng bảo hiểm y tế cho người lao động nước ngoài
Mức tiền lương tối đa tham gia bảo hiểm y tế cho người lao động nước ngoài
Trên đây là quy định của pháp luật về: Thủ tục tham gia bảo hiểm cho lao động nước ngoài. Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900.6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.
- Nghỉ điều trị bệnh dài ngày có phải đóng BHTN không?
- Điều kiện tham gia BHXH tự nguyện sau khi nghỉ việc
- Quy định về lao động nam nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm sức lao động
- Chế độ thai sản cho chồng khi vợ không đủ điều kiện hưởng thai sản
- Mức hưởng chế độ thai sản trường hợp lao động nữ sinh đôi như thế nào?